Bài thuốc chữa bệnh ho

Trong bài viết này, CamNangYKhoa.net sẽ chia sẻ một số bài thuốc chữa bệnh ho hay và hiệu quả nhất

Bài thuốc chữa bệnh ho

1. Gừng nấu với chao đậu, mạch nha

Chữa trị: Chứng ho do cảm lạnh (bệnh trạng: mới chớm ho, đờm loãng, trắng, nhức đầu, ngạt mũi, sốt rét dữ dội, bựa lưỡi trắng, mạch phù, gấp).

Liều lượng, cách dùng: Dùng 30gr gừng khô, 15gr chao đậu nhạt. Cho nước vừa đủ, đun sôi. Cứ 30 phút gạn nước 1 lần, lại cho nước vào sắc (sắc 2 nước). Sau đó trộn 2 nước vào nhau, đun nhỏ lửa, cô đặc lại và cho 250gr mạch nha vàọ quấy đều, tiếp tục đun nhỏ lửa cho đến khi dùng đũa quấy, thấy thành sợi, không dính là được. Để nguội, đổ ra khay, chia thành khoảng 100 miếng nhỏ, ăn dần.

Công hiệu: Trừ phong, tán hàn, thông đờm.

2. Cao long nhãn, sâm, mật ong

Chữa trị: Bệnh ho do ráo phổi (thường thấy bệnh xuất hiện vào mùa thu, thời tiết khô hanh. Bệnh trạng, ho khan không có đờm, hoặc đờm rất ít, dính, sát khó khạc ra, miệng khô thở hơi nóng hoặc sốt cao, trong đờm có vết máu, đầu lưỡi đỏ, bựa lưới vàng, khô, mạch vi).

Liều lượng, cách dùng: Đảng sâm 250gr, sa sâm 150gr, long nhãn 120gr. Trước hết đem ngâm trong nước một lúc, sau đó đun nhỏ lửa, sắc kỹ (lấy 3 nước). Hòa 3 nước thuốc vào nhau, đun nhỏ lửa, cô đặc, cho mật ong, quấy đều, đun sôi thì ngừng đun, để nguội. Mỗi lần uống 1 thìa, uống với nước sôi, mỗi ngày uống 3 lần.

Công hiệu: Mát phổi, giải nhiệt, khỏi ho.

3. Bối mẫu, tuyết lê

Chữa trị: Bệnh ho do phế hư ( bệnh trạng: thể chất hư nhược, ho kéo dài, sợ gió, tiếng ho nhỏ, yếu, thở dốc, hụt hơi, lưỡi đỏ, bựa lưỡi ít, mạch vi).

Liều lượng, cách dùng: Dùng 1 quả lê to, rửa sạch, bổ dọc quả lê làm 2 mảnh, lấy hạt ra, cho vào trong quả lê 10g xuyên bối mẫu úp 2 mảnh lại, buộc chặt. Cho quả lê vào trong 1 cái bát, trộn vào 30gr đường phèn, 1 ít nước. Đặt bát lê vào xoong, đậy vung, đun nhỏ lửa. Khoảng 40 phút là được. Ăn lê, uống nước.

Công hiệu: Bổ âm, nhuận phổi, tiêu đờm, khỏi ho.

4. Đu đủ hấp với mật ong

Chữa trị: Bệnh ho khan, ít đờm.

Liều lượng, cách dùng: Dùng 1 quả đu đủ chín, gọt bỏ vỏ, thái lát cho mật ong vào hấp chín.

Công hiệu: Thanh nhiệt, nhuận phổi, tăng cường khí huyết.

Đu đủ hấp chữa bệnh ho

5. Củ cải, hồ tiêu, gừng tươi sắc với trần bì

Chữa trị: Ho vì cảm lạnh, nhiều đờm, có bọt.

Liều lượng, cách dùng: Củ cải 1 củ, hổ tiêu 5 hạt, gừng tươi 3 lát, trần bì 1 miếng, sắc lấy nước uống.

Công hiệu: Tiêu đờm, khỏi ho

6. Phổi lợn, củ cải nấu với hạnh nhân

Chữa trị: Ho lâu ngày không khỏi.

Liều lượng, cách dùng: Dùng 1/2 chiếc phổi lợn, 1 củ cải, 15gr hạnh nhân, sắc lấy nước uống.

Công hiệu: Giải độc, khỏi ho

7. Quả cật lợn, đậu đen, trần bì, gừng tươi, táo tầu

Chữa trị: Ho lâu ngày không khỏi.

Liều lượng, cách dùng: Lấy 1 quả cật lợn, 150gr đậu đen, 1 miếng trần bì, 15gr gừng tươi, 4 quả táo. Cho vào 1 ít nước, nấu chín kỹ ăn.

Công hiệu: Bổ phổi, cắt cơn ho.

Quả cật lợn hấp chữa bệnh ho

8. Hạnh nhân, lá dâu, phổi lợn

Chữa trị: Người cao tuổi khó thở, ho khan, không có đờm. Phần đông do khí hậu khô hanh về mùa đông hay sinh ra ho khan.

Liều lượng, cách dùng: Mỗi lần có thể dùng 15 - 20gr Nam hạnh nhân, 15gr lá dâu. Khoảng 250gr phổi lợn. Tất cả đem nấu chín kỹ. Ăn vào 2 bữa cơm.

Công hiệu: Nhuận phổi, giải nhiệt, khỏi ho.

Chú ý: Cách nấu trước hết thái phổi lợn thành miếng, cho Nam hạnh nhân (không dùng bắc hạnh nhân), lá dâu... nấu lẫn với phổi lợn.

9. Mộc nhĩ trắng, bách hợp, sa sâm sắc với đường phèn

Chữa trị: Ho khan, ít đờm do âm hư, phổi ráo.

Liều lượng, cách dùng: Mỗi lần dùng 6gr mộc nhĩ trắng, bách hợp, sa sâm mỗi thứ 9gr, một ít đường phèn, sắc kỹ lấy nước uống. Có thể dùng riêng mộc nhĩ trắng, mỗi lần 5gr.

Công hiệu: Bổ phổi, khỏi ho.

10. Vừng đen, đường trắng

Chữa trị: Ho khan, ít đờm

Liều lượng, cách dùng: Vừng đen 120gr, đường trắng 30gr, sao chín ăn.

Công hiệu: Tiêu đờm, khỏi ho.

11. Uống nước mía, nước mã thầy

Chữa trị: Phổi nóng, ho cổ họng khô, đau.

Liều lượng, cách dùng: Mỗi lần dùng 3ml nước mía, 15ml nước mã thầy, khỏi ho, giảm đau.

Công hiệu: Nhuận phổi, khỏi ho, giảm đau.

12. Tuyết lê, xuyên bối mẫu nấu với mộc nhĩ trắng

Chữa trị: Người cao tuổi ho khan, không có đờm, cổ họng khô.

Liều lượng, cách dùng: Tuyết lê 1 quả, xuyên bối mẫu 3gr, mộc nhĩ trắng 6gr. sắc lấy nước uống.

Công hiệu: Nhuận phổi, khỏi ho.

13. Tuyết lê, xuyên bối mẫu nấu với phổi lợn

Chữa trị: Ho khan, không đờm, cổ họng khô.

Liều lượng, cách dùng: Tuyết lê 2 quả, xuyên bối mẫu 10gr, phổi lợn khoảng 250gr, lê gọt bỏ vỏ, thái lát, phổi lợn thái nhỏ, bóp rửa hết bọt. Tất cả cho vào ấm đất, nước vừa đủ, sắc trong 3 tiếng, lấy nước pha với đường.

Công hiệu: Nhuận phổi, tăng cường khí huyết, khỏi ho

14. Kiếm hoa nấu với phổi lợn

Chữa trị: Phổi nóng, ho khan, miệng khô, cổ họng nóng.

Liều lượng, cách dùng: Mỗi lần có thể dùng 25 - 30gr kiếm hoa khô, hoặc 200 - 250gr kiếm hoa tươi, phổi lợn 250 - 300gr. Cho nước vừa đủ, ninh trong 1 - 2 tiếng. Ăn cái, uống nước.

Công hiệu: Nhuận phổi, khỏi ho.

15. Chao đậu, hành nấu với đậu phụ

Chữa trị: Ngứa cổ họng, ho nhiều.

Liều lượng, cách dùng: Mỗi lần dùng 12 g chao đậu, 2 - 4 tấm đậu phụ, 15gr hành trắng. Trước hết luộc chín đậu phụ. Sau đó cho chao đậu và một bát rưỡi nước, sắc lấy 1/2 bát nước, cho hành củ vào đun sôi là được. Ăn nóng, ăn xong lấy chăn đắp kín để ra mồ hôi.

Chú ý: Không để ra mồ hôi quá nhiều.

Công hiệu: Khỏi ngứa cổ, khỏi ho.

16. Trứng gà hầm với giấm chua

Chữa trị: Ho lâu ngày không khỏi.

Liều lượng, cách dùng: Dùng 2 quả trứng gà, 500ml giấm. Đập trứng gà vào giấm, cho vào 1 bát nước, sắc lấy nước uống.

Công hiệu: Bổ phổi, khỏi ho

17. Bồ công anh nấu với thịt lợn

Chữa trị: Ho, đờm đặc, nhiều, màu vàng nâu.

Liều lượng, cách dùng: Dùng 150gr thịt lợn, 100gr bổ công anh. Cho nước vừa đủ, ninh nhừ.

Công hiệu: Tiêu đờm, khỏi ho.

18. Rau mùi, đường mạch nha

Chữa trị: Ho, đờm đặc, màu vàng nâu.

Liều lượng, cách dùng: Dùng 25gr rau mùi, đường mạch nha 25gr. Cho vào 1 ít nước com. Đun sôi, quấy đều, đường tan là được.

Công hiệu: Bổ phổi, tiêu đờm, khỏi ho.

19. Gà mái đen hầm với giấm

Chữa trị: Ho lâu ngày, thở dốc

Liều lượng, cách dùng: Lấy 1 con gà mái đen, 1500gr giấm để lâu năm. Gà làm sạch lông, bỏ ruột, chặt nhỏ, hầm với giấm lâu năm, chia làm 3 - 4 lần ăn hết trong ngày.

Công hiệu: Khỏi ho, thở đều

20. Trứng gà ngâm nước đái trẻ em, nấu với nước đường phèn

Chữa trị: Ho lâu ngày, thở dốc.

Liều lượng, cách dùng: Dùng 20 quả trứng gà, ngâm vào nước đái trẻ em, trong 20 ngày. Khi dùng, lấy trứng gà ra, đập bỏ vỏ, nấu với nước đường phèn. Ăn trứng uống nước.

Công hiệu: Thở đều, khỏi ho.

21. Lạc nhân, táo tầu nấu với mật ong

Chữa trị: Ho dữ dội mặt đỏ, ho lâu ngày không khỏi.

Liều lượng, cách dùng: Lạc nhân, táo và mật ong mỗi thứ 30gr, cho nước vừa đủ, nấu chín kỹ. Ăn cái, uống nước. Mỗi ngày ăn 2 lần.

Công hiệu: Thanh nhiệt, khỏi ho.

22. Mộc nhĩ trắng hấp với đường phèn

Chữa trị: Ho, nhiều đờm.

Liều lượng, cách dùng: Mộc nhĩ trắng 30gr, một ít đường phèn.

Hấp cách thủy. Mỗi ngày ăn 1 lần, điều trị liên tục nhiều ngày sẽ có hiệu quả.

Công hiệu: Nhuận phổi, tiêu đờm, khỏi ho.

23. Nước rau cần

Chữa trị: Ho lâu ngày không khỏi

Liều lượng, cách dùng: Dùng 250 - 300gr rau cần, rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước. Hàng ngày mỗi buổi sáng, chiều uống 1 lần. Uống liên tục 1 tuần.

Công hiệu: Thanh nhiệt, khỏi ho.

24. Hoài sơn, long nhãn, hấp với ba ba

Chữa trị: Ho mãn tính do tỳ phế hư.

Liều lượng, cách dùng: Hoài sơn long nhãn mỗi thứ 15 - 25gr, 1 con ba ba. Trước hết cho ba ba vào nước sôi để ba ba giẫy chết và bài tiết hêt, sau đó mổ rửa sạch, bò mật ba ba. Cho ba ba, hoài sơn, long nhãn vào xong, hấp cách thủy. Thịt chín nhừ là ăn được.

Công hiệu: bổ tỳ, vị, khỏi ho.

25. Mật ong hấp với bột xuyên bối

Chữa trị: Ho, ráo phổi.

Liều lượng, cách dùng: Bột xuyên bối 5gr, mật ong 30gr. Quấy đều. Hấp cách thủy.

Công hiệu: Nhuận phổi, cắt cơn ho, giải nhiệt

25. Sa sâm, ngọc trúc hầm thịt vịt

Chữa trị: Bệnh lao phổi sinh ra sốt nhẹ, ho khan, buồn phiền, miệng khát.

Liều lượng, cách dùng: Mỗi lần dùng sa sâm, ngọc trúc mỗi thứ 30 - 50gr, vịt 1 con. Trước hết, đem vịt làm sạch lông, bỏ mật, cho vịt, sâm, ngọc trúc vào ninh nhừ trong 1 tiếng. Ăn thịt, uống nước.

Công hiệu: Bổ phổi, thanh nhiệt, khỏi ho.

26. Bột ngó sen uống với mật ong

Chữa trị: Làm cho thanh nhiệt, nhuận phổi, khỏi ho.

Liều lượng, cách dùng: 30gr bột ngó sen, hòa vào ít nước, đun sôi, cho 30gr mật ong vào, quấy đều. Uống nóng.

Công hiệu: Giải nhiệt, nhuận phổi, khỏi ho.

27. Quả la hán hầm phổi lợn

Chữa trị: Ho, rát phổi.

Liều lượng, cách dùng: Mỗi lần dùng 1/2 đến 1 quả la hán, phổi lợn khoảng 520gr. Trước hết, phổi lợn đem thái nhỏ, bóp hết bọt, rửa sạch, sau đó cho phổi lợn, quả la hán vào ninh nhừ. Ăn nóng.

Công hiệu: Mát phổi, thanh nhiệt, khỏi ho.

28. Nước ngó sen nấu với mật ong

Chữa trị: Ho, phổi nóng.

Liều lượng, cách dùng: Dùng ngó sen tươi, giã nát, ép lấy nước. 100 - 150ml nước ngó sen hòa vào 15 - 30gr mật ong, quấy đều, uống hết 1 lần.

Công hiệu: Nhuận phổi, giải nhiệt, tiêu đờm, khỏi ho. Bài thuốc này cũng Chữa trị miệng khô, cổ họng nóng, ho gà, táo bón, viêm tuyến dịch lim-pha cổ trẻ em.

29. Hạt dẻ tươi hầm với thịt lợn nạc

Chữa trị: Người cao tuổi khí hư hen suyễn.

Liều lượng, cách dùng: Hạt dẻ tươi 60gr, thịt lợn nạc vừa đủ, gừng tươi vài lát. Tất cả đem ninh nhừ, ăn nóng. Mỗi ngày ăn 1 lần.

Công hiệu: Bổ hư, cắt cơn ho, dễ thở.

30. Chuối tiêu hấp đường phèn

Chữa trị: Sốt ho, ho kéo dài lâu ngày không khỏi.

Liều lượng, cách dùng: Mỗi lần dùng từ 1 - 2 quả chuối tiêu, bóc vỏ, cho đường phèn vừa đủ. Hấp cách thủy. Mỗi ngày ăn 1 - 2 quả. Điều trị liên tục nhiều ngày.

Công hiệu: Thanh nhiệt khỏi ho

31. Táo tầu nấu với đường mạch nha

Chữa trị: Ho do tỳ hư, mặt nhợt nhạt.

Liều lượng, cách dùng: Mỗi lần dùng 60gr đường mạch nha. 15 - 2 0 quả táo. Cho đủ nước, ninh nhừ, ăn nóng.

Công hiệu: Bổ tỳ, khỏi ho.

32. Nam hạnh nhân hầm với phổi dê

Chữa trị: Ho khan lâu ngày không giảm, cổ họng khô, miệng nóng.

Liều lượng, cách dùng: Mỗi lần dùng 30gr nam hạnh nhân, 250gr phổi dê. Trước hết đem phổi dê thái nhỏ, bóp hết bọt nước, rửa sạch. Tất cả đem ninh nhừ, cho thêm gia vị, ăn vào bữa sáng.

Công hiệu: Giảm sốt, khỏi ho.

33. Tuyết lê hấp đường phèn

Chữa trị: Ho lâu ngày không khỏi.

Liều lượng, cách dùng: Mỗi lần dùng 2 quả tuyết lê, gọt vỏ, thái lát, trộn với mật ong hoặc đường phèn. Hấp cách thủy. Ăn liên tục nhiều lần.

Công hiệu: Nhuận phổi, khỏi ho.

34. Trứng gà nấu với sữa đậu nành

Chữa trị: Ho do bệnh lao phổi.

Liều lượng, cách dùng: Mỗi lần dùng 1 bát sữa đậu nành, 1 quả trứng gà luộc chín, bỏ vỏ, dằm nát, cho vào ít đường trắng.

Công hiệu: Mát phổi, khỏi ho. Còn có tác dụng điều trị cơ thể hư nhược

35. Củ cà rốt sắc với táo tầu

Chữa trị: Bệnh ho

Liều lượng, cách dùng: Củ cà rốt 150gr, táo 15 quả. Cho vào 2 bát nước, sắc lấy 1 bát. Chia làm 3 lần uống hết trong ngày, điều trị liên tục 3 - 5 ngày.

Công hiệu: Nhuận phổi, khỏi ho.

36. Xuyên bối mẫu hấp với mật ong

Chữa trị: Phổi nóng, ho, trẻ em ho có đờm

Liều lượng, cách dùng: Mỗi lần dùng Xuyên bối mẫu 6 - 1 2gr, băm nhỏ (nếu dùng bột xuyên bối thì cần 3 - 6gr), mật ong khoảng 15 - 30gr. Hấp cách thủy.

Công hiệu: Nhuận phổi, thanh nhiệt, khỏi ho

37. Củ cải hấp với mật ong

Chữa trị: Ho do viêm phế quản cấp tính, mạn tính.

Liều lượng, cách dùng: Mỗi lần dùng 1 củ cải to, khoảng 500gr, mật ong 60gr. Củ cải gọt vỏ, rửa sạch, khoét rỗng giữa, cho mật ong vào trong, đựng trong bát to. Hấp cách thủy, chín là ăn được.

Công hiệu: Bổ phổi, khỏi ho

38. Cao gừng tươi, mật ong

Chữa trị: ho lâu không khỏi do phổi lạnh, nóng.

Liều lượng, cách dùng: Nước gừng tươi 200gr, mật ong 200gr. Cho vào xoong đun nhỏ lửa, cô đặc lại, để nguội dùng dần. Mỗi lần dùng 30ml, hòa với nước sôi uống. Mỗi ngày uống 2 lần.

Công hiệu: Mát phổi, khử hàn, khỏi ho.

39. Bác hạnh nhân hấp với tuyết lê

Chữa trị: Ho khan.

Liều lượng, cách dùng: Mỗi lần dùng 10gr bắc hạnh nhân, 1 quả tuyết lê, 30 - 50gr đường trắng 1/2 bát nước. Hấp cách thủy trong 1 tiếng. Ăn cả nước lẫn cái.

Công hiệu: Thanh nhiệt, ra mồ hôi, mát gan, khỏi ho

40. Quả hồng khô hấp với đường phèn

Chữa trị: Ho khan

Liều lượng, cách dùng: Mỗi lần dùng 3 quả hồng khô, rửa sạch, cho vào 1 ít nước, đường phèn. Hấp cách thủy cho đến khi quả hồng mềm nhũn.

Công hiệu: Mát phổi, khỏi ho.

41. Hạnh nhân nấu với đường phèn.

Chữa trị: Ho khan.

Liều lượng, cách dùng: Mỗi lần dùng Nam hạnh (hạnh nhân ngọt) 15gr, Bắc hạnh nhân (hạnh nhân đắng) 3gr, cho vào nước ngâm bóc bỏ vỏ. Dùng 50gr gao tẻ, ngâm nước cho mềm, rồi cho nam bắc hạnh nhân vào đánh nát, đổ nước và đường phèn vừa đủ vào, nấu thành cháo để ăn.

Công hiệu: Nhuận phổi, cắt cơn ho.

42. Lạc nhân nấu với đường phèn

Chữa trị: Ho khan.

Liều lượng, cách dùng: Mỗi lần dùng 100 15gr lạc nhân, đường phèn, nước vừa đủ. Nấu kỹ, lấy nước uống.

Công hiệu: Nhuận phổi, bổ tỳ, tăng cường khí huyết, khỏi ho.

43. Canh cải tráng, đậu phụ, táo tầu

Chữa trị: Ho khan.

Liều lượng, cách dùng: Mỗi lần dùng 100gr cải trắng khô, khoảng 50gr đậu phụ, 10 quả táo. Cho nước vừa đủ, một ít dầu, một ít muối. Nấu thành canh, ãn vào 2 bữa cơm.

Công hiệu: Mát phổi, khỏi ho khan

44. Mộc nhĩ trắng hấp đường phèn

Chữa trị: Ho khan.

Liều lượng, cách dùng: Mỗi lần dùng 10 - 12gr mộc nhĩ trắng, ngâm, rửa sạch. Cho vào nước, đường phèn vừa đủ. Hấp cách thủy từ 2 - 3 tiếng. Ăn cái uống nước.

Công hiệu: Bổ âm, khỏi hoá phổi, ra mồ hôi, khỏi ho.

45. Canh ngọc trúc thịt lợn nạc

Chữa trị: Ho khan.

Liều lượng, cách dùng: Mỗi lần dùng 30gr ngọc trúc, 100 - 150gr thịt lợn nạc. Cho vào 4 bát nước, sắc lấy 2 bát, cho vào 1 ít muối. Ăn thịt, uống nước.

Công hiệu: Bổ âm, khỏi háo phổi, cắt cơn ho.

46. Đông trùng hạ thảo hấp với vịt

Chữa trị: Ho khan.

Liều lượng, cách dùng: Mỗi lần dùng 1 con vịt trời, làm sạch lông, bỏ ruột, dùng 10 - 12gr đông trùng hạ thảo, rửa sạch cho vào trong bụng vịt. Hấp cách thủy, vịt chín cho vào 1 ít muối. Ăn thịt, uống nước.

Công hiệu: Mát phổi, bổ tim phổi, tăng cường khí huyết, khỏi ho.

Viết bình luận