Bài thuốc chữa bệnh phù thũng

Bệnh phù thũng khiến bạn cảm thấy đau nhức và phù nề? Đừng lo, chỉ với mấy bài thuốc chữa bệnh phù thũng hiệu quả dưới đây bạn sẽ cảm thấy sức khỏe của mình được nâng cao và trở lại bình thường nhanh chóng.

Bài thuốc chữa bệnh phù thũng

1. Rễ cỏ tranh, đậu đỏ

Chữa trị: Bệnh phù thũng (do trong cơ thể ứ đọng dịch thể trên cơ bắp, dưới da dẫn đến đầu, mặt, chân tay và toàn thân phù nề, lấy ngón tay ấn vào thành vết lõm).

Liều lượng, cách dùng: rễ cỏ tranh tươi 200gr. sắc lấy nước, bỏ bã. Cho vào 200gr gạo tẻ vào đổ vào nấu thành cháo. Mỗi ngày ăn 3 - 4 lần.

Công hiệu: Trừ phù thũng. Những người bị phù thũng, bộ máy tiết niệu có sỏi, trong nước tiểu có máu dùng bài thuốc này rất có hiệu quả.

2. Râu ngô

Chữa trị: Bệnh phù thũng (bệnh trạng như trên).

Liều lượng, cách dùng: Râu ngô tươi 100gr, cho nước vừa đủ sắc trong 1 tiếng, gạn lấy nước, tiếp tục đun nhỏ lửa, cô đặc lại còn 100 ml cho vào 500gr đường trắng, trộn đều. Để nguội, cho vào lọ dùng. Mỗi lần uống 10gr, uống với nước sôi. Mỗi ngày uống 3 lần.

Công hiệu: Thanh nhiệt, lợi tiểu, tiêu phù, hạ huyết áp.

3. Vỏ bí đao, đậu tằm

Chữa trị: Bệnh phù nề (bệnh trạng như trên).

Liều lượng, cách dùng: vỏ bí đao 60gr, đậu tằm 60gr, cho vào 3 bát nước, sắc lấy 1 bát, bỏ bã. Uống mỗi ngày 3 - 4 lần.

Công hiệu: Kiện tỳ, lợi tiểu, giải phong nhiệt, tiêu phù nề.

Chú ý: Những người ãn đậu tằm bị dị ứng thì không nên dùng bài thuốc này.

4. Phục linh, bột gạo, đường trắng

Chữa trị: Bệnh phù nề (bệnh trạng như trên).

Liều lượng, cách dùng: Dùng bột phục linh, bột gạo, đường trắng tỉ lệ bằng nhau. Cho nước vào quấy đều. Đem rán thành bánh, làm món ăn điểm tâm buổi sáng, buổi chiều.

Công hiệu: Chữa khỏi chướng, phù nề, tim đập loạn nhịp, mất ngủ, tinh thần mệt mỏi... Dùng thường xuyên sẽ có hiệu quả rõ.

5. Đậu đỏ, cá chép

Chữa trị: Bệnh phù nề (bệnh trạng như trên).

Liều lượng, cách dùng: Dùng 100gr đậu đỏ, 1 con cá chép (khoảng 250 - 500gr) bỏ ruột, để lại vẩy. Đem cá, đậu ninh nhừ, không cho muối. Chia làm 2 lần ăn hết trong ngày.

Công hiệu: Lợi tiểu, tiêu phù. Bài thuốc này phải ăn nhạt. Bài thuốc cũng có Công hiệu đối với bệnh viêm thận, phụ nữ có thai bị phù.

Đậu đỏ chữa bệnh phù thũng

6. Cháo ngân hạnh, khiếm thực

Chữa trị: Bệnh phù nề (bệnh trạng như trên).

Liều lượng, cách dùng: Ngân hạnh 10 quả, bỏ hạt khiếm thực 50gr, gạo nếp 50gr. Cho nước, nấu thành cháo, cho vào 1 ít muối. Mỗi ngày ăn 1 lần. Điều trị 2 lần sẽ thấy hiệu quả.

7. Lạc nhân, cá chép

Chữa trị: Bệnh phù nề do dinh dưỡng.

Liều lượng, cách dùng: Lạc nhân 100gr, cá chép hoặc cá diếc 1 con. Ninh nhừ, cho vào 1 ít nước.

Công hiệu: Lợi tiểu, tiêu phù

8. Sữa dê, đường trắng

Chữa trị: Bệnh phù nề do viêm thận mạn tính.

Liều lượng, cách dùng: Dùng 500 ml sữa dê, đun sôi cho vào 1 ít đường trắng. Hàng ngày uống vào 2 buổi sáng, chiều.

Công hiệu: Lợi tiểu, tiêu phù.

Sữa dê chữa bệnh phù thũng

9. Cá diếc, vỏ bí đao

Chữa trị: Bụng to do bóng nước.

Liều lượng, cách dùng: Dùng 1 con cá diếc, 100gr bí đao. Cá rửa sạch, bỏ mật, nấu chín kỹ với vỏ bí đao.

Công hiệu: Lợi tiểu, tiêu phù.

10. Gà mái, hấp rượu

Chữa trị: Bệnh phù tim, chi dưới phù nề.

Liều lượng, cách dùng: Dùng 1 con gà mái, làm sạch lông bỏ ruột, cho rượu vào hấp chín.

Công hiệu: Lợi tiểu, tiêu phù, an thần.

11. Đậu tằm, đường đỏ

Chữa trị: Các chứng phù nề.

Liều lượng, cách dùng: Dùng 100gr đậu tằm (loại đậu cũ từ những năm trước), 200gr đường đỏ. Đậu sát bỏ vỏ, nấu với đường đỏ thành chè đậu. Ăn dần dần bằng nhiều bữa trong ngày.

Công hiệu: Tiêu phù nề.

12. Râu ngô, củ cải, chè bạch mao

Chữa trị: Các chứng phù nề.

Liều lượng, cách dùng: Râu ngô 50gr, củ cải 500gr, chè bạch mao 100gr. Trước hết cho râu ngô, củ cải vào sắc kỹ, sau đó cho chè vào sắc tiếp ít phút. Dùng làm nước uống thường xuyên.

Công hiệu: Tiêu phù.

13. Trứng gà hấp lưu huỳnh

Chữa trị: Các chứng phù nề.

Liều lượng, cách dùng: Dùng 1 quả trứng gà, 5gr lưu huỳnh. Trứng gà trộn với bột lưu huỳnh, quấy đều. Hấp chín ăn.

Công hiệu: Tiêu phù nề.

14. Thịt chó nấu cháo tiểu mạch

Chữa trị: Bệnh phù nề 'do thiếu dinh dưỡng, cơ thể suy nhược.

Liều lượng, cách dùng: Dùng 500gr thịt chó, thái nho, cho 100gr tiểu mạch (đã sát bỏ vỏ) vào nấu thành cháo. An vào lúc đoi.

Gông hiệu: Bổ khí huyết, tiêu phù.

15. Đậu đỏ, cá chép

Chữa trị: Bệnh phù nề, đặc biệt là bệnh phù ở phụ nữ có thai.

Liều lượng, cách dùng: Mỗi lần dùng 90gr đậu đỏ, 300 - 500gr cá chép. Ninh nhừ bằng nồi đất.

16. Nho khô, vỏ gừng tươi

Chữa trị: Bệnh phù do suy dinh dưỡng.

Liều lượng, cách dùng: Dùng 30gr nho khô, 10gr vỏ gừng tươi, sắc kỹ lấy nước uống.

Công hiệu: Tiêu phù.

17. Lạc nhân, tỏi

Chữa trị: Chi dưới phù nề do tì hư hàn thấp.

Liều lượng, cách dùng: Mỗi lần dùng 100 - 150gr lạc nhân, củ tỏi to thái lát 50gr 100gr. Cho vào ấm đất, sắc lấy nước uống. Cách ngày điều trị 1 lần, điều trị liên tục 2 - 4 lần.

Công hiệu: Bổ tì, tiêu phù nề

18. Táo tầu, tỏi, lạc nhân

Chữa trị: Các chứng phù nề

Liều lượng, cách dùng: Táo 15 quả, lạc nhân 100gr, tỏi thái lát 30 gr, dầu ăn 15gr. Đun sôi dần, cho tỏi vào xào chín, cho tiếp táo, lạc và 2 bát nước vào. ninh nhừ.

Công hiệu: Am tì, tiêu phù.

19. Đậu đỏ, bí đao, cá tươi

Chữa trị: Bệnh phù nề, bệnh gan báng nước do viêm thận cấp tính, mạn tính gây ra.

Liều lượng, cách dùng: Mỗi lần dùng 1 con cá tươi (khoảng 100 - 150gr), đánh vẩy, bỏ mật, bí đao 500gr (để nguyên vỏl đậu đỏ 60gr, 5 củ hành. Nước vừa đủ, không cho muối. Ninh nhừ, ăn hết 1 lần.

Công hiệu: Lợi tiểu, tiêu phù.

20. Tỏi, dưa hấu

Chưa tạ: Bệnh phù nê, sơ gan, báng nước do viêm thận cấp, mạn tính.

Liều lượng, cách dùng: Môi lần dùng 60 - 90gr tỏi, 1 quả dưa hấu (khoảng 1500 - 2000gr). Dùng dao nhọn, khoét 1 lỗ 3 cạnh trên quả dưa, tạo thành 1 lỗ có nắp, cho tỏi (đã bóc vỏ) vào trong quả dưa, đậy nắp lại. Hấp cách thủy. An tỏi, dưa lúc còn nóng.

Công hiệu: Lợi tiểu, phù nề.

21. Đậu đen, long nhãn, táo tầu

Chữa trị: Bệnh phù nề do tì hư.

Liều lượng, cách dùng: Mỗi lần dùng 50gr đậu đen, 15gr long nhãn, 50gr táo. Cho vào 3 bát nước sắc lấy 2 bát. Chia làm 2 lần, uống vào buổi sáng chiều.

Công hiệu: Kiện tì, bổ phổi, bổ khí huyết, tiêu viêm.

22. Đậu tằm hầm với thịt bò

Chữa trị: Bệnh phù nề do suy dinh dưỡng.

Liều lượng, cách dùng: Mỗi lần dùng 150gr đậu tằm, 150gr thịt bò thái miếng. Cho nưóc và 1 ít muối vào hầm. Ăn vào 2 bữa cơm.

Công hiệu: Kiện tì, bổ khí huyết tiêu phù.

23. Giấm, hải đới

Chữa trị: Bệnh phù.

Liều lượng, cách dùng: Mỗi làn dùng 120gr hải đới tươi (khô dùng 60gr), nấu với giấm chua (lượng vừa đủ).

Công hiệu: Lợi tiểu, tiêu phù.

Chú ý: Những người bị viêm loét da dầy, tá tràng, dạ dày dư a-xit không được dùng

24. Vỏ đậu tằm, chè đỏ

Chữa trị: Bệnh phù nề.

Liều lượng, cách dùng: Mỗi lần dũng 15gr vỏ đậu tằm khô, 6gr lá chè. Hãm với nước sôi như pha chè uống hoặc sắc lấy nước uống.

Công hiệu: Lợi tiểu, giảm thấp, tiêu phù.

25. Hạt khiếm thực hầm với vịt

Chữa trị: Bệnh phù do tì hư.

Liều lượng, cách dùng: Mỗi lần dùng 100 - 120gr hạt khiếm thực, 1 con vịt (bỏ lông, ruột gan, rửa sạch). Cho khiếm thực vào trong bụng con vịt. Đun nhỏ lửa, hầm trong tiếng, cho vào 1 ít muối. Có thể ăn vào 2 bữa cơm.

Công hiệu: Kiện tì, lợi tiểu, tiêu phù.

26. Dưa hấu

Chữa trị: Bệnh phù nề.

Liều lượng, cách dùng: Lấy phần ruột dứa hấu, dùng vải sạch gói, ép lấy nước. Đun nhỏ lửa, cô đặc nước dưa hấu, cho đường trăng vào, quấy đều. Để nguội, hong khô, cho vào lọ. Mỗi lần 15gr hòa với nước sôi uống. Mỗi ngày uống 3 lần.

Công hiệu: Lợi tiểu, tiêu phù.

27. Rễ cỏ tranh, dứa tươi

Chữa trị: Bệnh phù nề.

Liều lượng, cách dùng: Rễ có tranh tươi 250gr, rửa sạch cho nước vừa đủ, sắc trong 30 phút, bỏ bã. Tiếp tục đun nhỏ lửa cho đến khi cạn đặc, cho đến khi cạn đặc, cho thêm vào 500gr nước dừa tươi, tiếp tục đun nhỏ lửa cho đến khi đặc quánh là được. Cho vào 500gr đường trắng, quấy đều, hong khô, cho vào lọ. Mỗi lần uống 10gr qụấy với nước sôi. Ngày uống 3 lần.

Công hiệu: Lợi tiểu, tiêu phù.

Viết bình luận