Bài thuốc chữa viêm ruột, viêm dạ dày mạn tính

Bệnh viêm ruột, viêm dạ dày mạn tính khiến bạn cảm thấy đau đớn, khó chịu và lo lắng? Bài viết này sẽ chia sẻ với bạn những bài thuốc chữa viêm ruột, viêm dạ dày mạn tính cực hữu hiệu.

Bài thuốc chữa viêm ruột, viêm dạ dày mạn tính

1. Cháo gạo sơn dược

Chữa trị: Viêm ruột, viêm dạ dày mạn tính do tì vị hư nhược (bệnh trạng: đi ỉa phân lỏng, ăn ít, thần kinh mệt mỏi, bụng trướng khó chịu, tiêu hóa không tốt, da vàng, chân phù thũng, nhạt miệng, mạch nhu).

Liều lượng, cách dùng: Sơn dược tươi 120gr (khô 60gr), gạo tẻ l00gr. Nấu thành cháo. Ăn vào lúc sáng và chiều.

Công hiệu: Bổ tỳ, trừ tả. Chữa trị chứng tỳ hư, ỉa chảy, kiết lỵ mạn tính rất công hiệu. Bốn mùa đều dùng được.

2. Cháo nhân sâm gạo nếp

Chữa trị: Viêm ruột, viêm dạ dày mạn tính do tì vị hư nhược (bệnh trạng như trên)

Liều lượng, cách dùng: Nhân sâm 5gr (nếu dùng đảng sâm thì cần 15gr), gạo tẻ 100gr. Nấu thành cháo, cho vào 1 ít đường. Ăn vào lúc sáng, chiều.

Công hiệu: Tăng cường nguyên khí, trừ tả.

Chú ý: Những người âm suy dương thịnh, bốc hỏa, nóng trong không dùng bài thuốc này.

3. Cháo táo tầu, gạo tẻ

Chữa trị: Viêm ruột, viêm dạ dày mạn tính do tỳ vị hư nhược (bệnh trạng như trên)

Liều lượng, cách dùng: Dùng 15 quả táo, ngâm trong nước 1 tiếng, gạo tẻ 60gr. Đem nấu thành cháo. Ăn vào buổi sáng, chiều.

Công hiệu: An tim, bổ tỳ, bổ vị, tăng cường khí huyết.

Chú ý: Những người đờm quá nhiều không dùng được.

4. Cháo sơn dược, thịt dê

Chữa trị: Viêm ruột, viêm dạ dày do tỳ, thận, dương hư (bệnh trạng: đi ỉa phân lỏng, ỉa liên tục, chữa lâu không khỏi, tâm thần, thể lực mệt mỏi, tứ chi giá lạnh, ỉa phân sống, bựa lưỡi đắng, nhạt miệng, mạch trầm).

Liều lượng, cách dùng: Thịt dê 250gr, sơn dược 500gr, gạo nếp 250gr. Nước vừa đủ. Ninh nhừ thành cháo. Ăn nóng. Ăn vào buổi sáng, chiều.

Công hiệu: Bổ tỳ, trừ tả, bổ khí, ấm dạ.

Chú ý: Bài thuốc này về ôn, những người âm hư dương vượng không nên dùng

5. Cháo hạt sen, khiêm thực

Chữa trị: Viêm dạ dày, viêm ruột mạn tính dạng tỳ, thận, dương hư (bệnh trạng như trên)

Liều lượng, cách dùng: Hạt sen 30gr, ngâm trong nước nóng 2 tiếng, quả khiêm thực 60gr. Nước vừa đủ, nấu thành cháo cho vào 1 ít đường. Hàng ngày ăn vào 2 buổi sáng chiều lúc đói.

Công hiệu: Bổ tỳ, trừ tả. Còn có tác dụng trừ tả lâu ngày chưa khỏi do tì, thận đều hư, mộng tinh di tinh. Dùng dược quanh năm, không phải kiêng kỵ gì.

Hạt sen chữa viêm ruột, viêm dạ dày mạn tính

6. Quả phật thủ nấu cháo gạo tẻ

Chữa trị: Viêm dạ dày mạn tính do khí huyết kém lưu thông, loét dạ dày, vùng liên sườn, sau bữa. ăn rất đau, ợ chua, bựa lưỡi trắng, mỏng, đắng miệng, mạch huyền, thở hơi nóng, khò khè, miệng đắng, lưỡi vàng, khí huyết kém lưu thông, gây đau nhói, lưỡi tím sẫm, ỉa ra máu hoặc thổ huyết, phân đen).

Liều lượng, cách dùng: Phật thủ 15gr, nấu lấy nước, bỏ bã. Lấy l00gr gạo tẻ, một ít đường phèn, nấu thành cháo. Cháo chín, cho nước phật thủ vào. Mỗi ngày ăn 2 - 3 lần.

Công hiệu: Chữa khỏi đau vùng khoang dạ dày, đầy hơi, buồn nôn.

7. Mai cá mực

Chữa trị: Viêm dạ dày mạn tính do khí huyết kém lưu thông, loét dạ dày tá tràng (bệnh trạng như trên). Mai cá mực 500gr, tán thành bột; hãm nước sôi uống. Uống trước bữa ăn, mỗi lần 6gr, mỗi ngày 3 lần.

Công hiệu: Hết ợ chua, giảm đau, cầm máu. Chữa: loét dạ dày, tá tràng rất có hiệu quả.

Chú ý: Những người viêm dạ dày, nhưng ít ợ chua, không nên dùng.

Mai cá mực chữa viêm ruột, viêm dạ dày mạn tính

8. Sò biển

Chữa trị: Viêm dạ dày mạn tính do khí huyết lưu thông loét dạ dày, tá tràng (bệnh trạng như trên).

Liều lượng, cách dùng: Sò biển 500gr, sấy khô, tán nhỏ. Mỗi lần uống 2gr, uống với nước cháo, nước cơm.

Công hiệu: Chữa đau dạ dày, ợ chua.

Chú ý: Người mắc chứng tỳ vị hư hàn không nên dùng.

9. Tam thất hầm thịt lợn nạc

Chữa trị: Vị toan quá nhiều, sa dạ dày, u nhọt trong dạ dày, đau ngày đêm không ngừng, đau thần kinh dạ dày, tiêu hóa khó, trướng bụng.

Liều lượng, cách dùng: Mỗi lần dùng 4gr tam thất, tán nhỏ, 200gr thịt lợn nạc, thái miếng. Dùng dầu lạc, tỏi muối xào chửi thịt, cho thịt vào bát rắc bột tam thất lên trên. Hấp chín. An vào 2 bữa cơm. Cách ngày ăn 1 lần. Những người đau nhẹ, điều trị 3 - 5 lần sẽ khỏi. Người bệnh nặng điều trị trên 10 lần sẽ có hiệu quả.

10. Gừng tươi, táo tầu

Chữa trị: Viêm dạ dày mạn tính do hư hàn; loét dạ dày, loét tá tràng (bệnh trạng: vùng dạ dày đau âm ỉ, muốn chườm nóng, đau bụng lúc đói, ăn xong giảm đau, ỉa phân lỏng, chân tay giá lạnh, tinh thần mệt mỏi, nhạt miệng.

Liều lượng, cách dùng: Gừng tươi 5 lát, táo 5 quả, bán hạ 6gr. sắc lấy nước uống.

Công hiệu: Khỏi đau dạ dày, buồn nôn, nôn mửa.

Chú ý: Những người có tiền sử thổ huyết, khạc ra máu không dùng bài thuốc này.

11. Hồ tiêu trắng hầm dạ dày lợn

Chữa trị: Viêm dạ dày mạn tính dạng hư hàn, loét dạ dày, tá tràng (bệnh trạng như trên).

Liều lượng, cách dùng: Hồ tiêu trắng 15gr, nghiền nhỏ. Dạ dày 1chiếc rửa sạch. Cho bột hồ tiêu vào trong dạ dày, đun nhỏ lửa, ninh nhừ, cho vào 1 ít muối ăn. Ăn vào 2 bữa cơm.

Công hiệu: Chữa viêm dạ dày dạng hư hàn.

Chú ý: Những người thổ huyết không nên dùng.

12. Ô mai

Chữa trị: Viêm dạ dày mạn tính dạng vị âm hư, loét dạ dày, tá tràng (bệnh trạng như trên).

Liều lượng, cách dùng: Ô mai 2500gr, ninh nhừ, bỏ hạt. Đun nhỏ lửa, cô đặc nước ô mai thành cao, cho 1 ít đường mạch nha vào quấy đều. Mỗi ngày ăn 3 lần, mỗi lần 10ml. Ăn trước bữa cơm.

Công hiệu: Thích hợp với những người ít ợ chua, âm vị hư những người ợ chua nhiều, không được dùng.

13. Quả vải, sơn dược...

Chữa trị: Viêm dạ dày, viêm ruột mạn tính do tì, thận, dương đều hư. (bệnh trạng như trên).

Liều lượng, cách dùng: Cùi quả vải khô 50gr, sơn dược, hạt sen, mỗi thứ 20gr, trộn đều. Cho vào 100gr gạo tẻ, nấu thành cháo.

Công hiệu: Bổ thận, đau bụng đi ỉa.

14. Bổ cốt chỉ hoàn

Chữa trị: Viêm dạ dày, mật mạn tính do tỳ thận dương hư. (bệnh trạng như trên).

Liều lượng, cách dùng: Bổ cốt chỉ 120gr, tán thành bột, thảo quả 60gr (quả tưoi, xay thành bột), táo 50 quả, gừng tươi 120gr, thái lát. Trước hết, đem gừng, táo ninh nhừ, vớt bỏ gừng đi. Trộn táo, bổ cốt chỉ, thảo quả, vê thành viên. Mỗi lần ăn 50 viên với nước ấm. Ăn vào buổi sáng, chiều.

Công hiệu: Trừ tả, ổn tỳ, bổ thận, dương, Chữa trị chứng đi ỉa liên miên do tỳ, thận, dương hư.

Chú ý: Những người âm suy dương thịnh không dùng bài thuốc này

15. Trứng vịt, giấm chua

Chữa trị: Viêm dạ dày, viêm ruột mạn tính.

Liều lượng, cách dùng: Trứng vịt 1 - 2 quả, giấm chua 250gr. Nấu chín kỹ. Ăn trứng, uống nước giấm.

16. Bột gạo tẻ, nước gừng

Chữa trị: Viêm dạ dày, viêm mật mạn tính.

Liều lượng, cách dùng: Cho gạo tẻ vào chảo, rang kỹ, tán thành bột, mỗi lần uống 5gr với nước gừng nóng, uống trước bữa ăn.

Công hiệu: Bổ tỳ, bổ vị, tiêu viêm, trừ tả.

17. Cháo đậu tàm đường

Chữa trị: Viêm thận, phù thường.

Liều lượng, cách dùng: Đậu tằm 120gr (bỏ vỏ), đường đỏ 90gr.

Nước vừa đủ, nấu thành cháo. Có thể ăn vào 2 bữa cơm.

Công hiệu: Bổ tỳ, tiêu phù, lợi thấp.

18. Sa sâm, mạch môn đông

Chữa trị: Viêm dạ dày, viêm ruột mạn tính do âm hư.

Liều lượng, cách dùng: Dùng Bắc sa sâm, mạch môn đông, thạch hộc, ô mai mỗi thứ 15gr. sắc lấy nước uống thường xuyên.

19. Hoàng kỳ

Chữa trị: Viêm dạ dày, viêm ruột mạn tính do hư hàn.

Liều lượng, cách dùng: Hoàng kỳ 30gr, quế 6gr, cam thảo 9gr. sắc uống hàng ngày.

Công hiệu: Bổ tỳ, mát dạ, tiêu viêm, trừ tả

20. Đu đủ, gừng sống, giấm

Chữa trị: Viêm dạ dày, viêm mật mạn tính do thiếu vị toan mà sinh ra.

Liều lượng, cách dùng: Mỗi lần dùng khoảng 500gr đu đủ, 30gr gừng sống, 500ml giấm. Nấu chín. Ăn vài lần sẽ có Công hiệu.

Công hiệu: Âm dạ, trừ tả.

21. Bạch truật, màng mề gà.

Chữa trị: Viêm dạ dày, viêm ruột mạn tính.

Liều lượng, cách dùng: Sao vàng màng mề gà, bạch truật mỗi thứ 150gr, tán bột. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lẩn 10gr, uống với nước sôi, uống trước bữa ăn.

Viết bình luận