Bài thuốc chữa buồn nôn, nôn mửa

Dưới đây là những bài thuốc chữa buồn nôn, nôn mửa thường hay sử dụng với hiệu quả mang lại rõ rệt nhất.

Bài thuốc chữa buồn nôn, nôn mửa

1. Gừng tươi, đường mạch nha

Chữa trị: Nôn mửa (bệnh nôn mửa do tình trạng cơ thể bên ngoài thì mắc cảm cúm, nóng lạnh, trúng gió; bên trong thì ăn uống quá độ, lao động mệt mỏi dẫn đến dạ dày trướng khí mà sinh ra).

Liều lượng, cách dùng: Gừng tươi 10gr, mạnh nha 30gr. Hấp trong nước sôi 10 phút. Ngày uống nhiều lần.

Công hiệu: Chữa khỏi chứng nôn mửa do tỳ vị suy nhược, cảm cúm, nóng lạnh.

2. Bán hạ, sơn dược

Chữa trị: Nôn mửa (bệnh trạng như trên).

Liều lượng, cách dùng: Bán hạ tươi 30gr, rửa sạch bằng nước nóng. Cho vào ấm đất sắc lấy 200ml nước, bỏ bã. Cho vào 50gr sơn dược, đun tiếp cho sôi kỹ, cho thêm đường trắng. Mỗi ngày ăn 2 lần vào sáng, chiều.

Công hiệu: Khỏi đầy hơi, nôn mửa liên miên.

3. Hoắc hương, gạo tẻ

Chữa trị: Nôn mửa (bệnh trạng như trên).

Liều lượng, cách dùng: Hoắc hương tươi 30gr (nếu khô thì dùng 15gr), sắc lấy nước. Lấy 100gr gạo tẻ, nước vừa đủ, nấu thành cháo. Khi cháo chín nhừ, cho nước hoắc hương vào cháo, quấy đều, đun sôi.

Công hiệu: Khỏi đầy hơi, nôn mửa, vừa thổ, vừa tả, đau bụng.

4. Đinh hương, gừng, đường

Chữa trị: Nôn mửa (bệnh trạng như trên).

Liều lượng, cách dùng: Lấy 50gr đường phèn hoặc đường kính, cho vào 1 ít nước, đem đun nhỏ lửa; đường tan, cho 30gr gừng tươi đã băm nhỏ và 5gr bột đinh hương vào quấy đều. Tiếp tục nhỏ lửa cho đến khi cô đặc là được.

Công hiệu: Chữa chứng đau dạ dày, nôn mửa, đầy hơi, lạnh bụng.

5. Đậu bạch biển, gạo tẻ

Chữa trị: Nôn mửa (bệnh trạng như trên)

Liều lượng, cách dùng: Đậu bạch biển 60gr, gạo tẻ 100gr. Nấu thành cháo. Ăn trong ngày.

Công hiệu: Chữa khỏi chứng nôn mửa, tả lị do nóng lạnh. Bài thuốc này thích hợp trong điều trị tỳ vị hư nhược, nôn mửa, vào mùa hè oi bức.

Đậu bạch biển chữa buồn nôn, nôn mửa

6. Cháo nước gừng, sa nhản

Chữa trị: Nôn mửa (bệnh trạng như trên)

Liều lượng cách dùng: Mỗi bát cháo sa nhân cho vào 10ml nước gừng. Ăn trong ngày.

Công hiệu: Chữa trị nôn mửa, vừa đau bụng, vừa đầy hơi trướng bụng, nấc. Giải phiền, thông hơi, tán hàn, mát gan, thận, tỳ vị hư nhược, ăn vào nôn ra

7. Tai quả hồng

Chữa trị: Nôn mửa do vị hàn (dạ dày lạnh)

Liều lượng, cách dùng: Lấy 3 chiếc tai quả hồng, hấp cơm ăn.

Công hiệu: Làm ấm bụng, khỏi nôn mửa.

8. Nước gừng tươi, mật ong

Chữa trị: Nôn mửa liên miên không cầm được.

Liều lượng, cách dùng: Nước gừng tươi 1 thìa, mật ong 2 thìa, cho vào 3 thìa nước sôi nóng. Uống hết trong 1 lần. Mỗi ngày uống 4 -5 lần.

Công hiệu: Mát dạ, cắt cơn nôn mửa.

Gừng tươi chữa buồn nôn, nôn mửa

9. Gừng tươi, táo tầu

Chữa trị: Nôn mửa do vị hàn (lạnh bụng)

Liều lượng, cách dùng: Lấy một số củ gừng to, còn tươi, để nguyên vỏ. Mỗi miếng gừng tách làm đôi, khoét lỗ cho vào 1 quả táo, nấp kín. Nướng trên than củi cho đến khi vỏ gừng cháy đen, lấy táo ra ăn. Mỗi ngày ăn 5 - 6 quả.

Công hiệu: Tán hàn, ấm dạ, bổ tỳ, cắt cơn nôn.

10. Đinh hương, tuyết lê

Chữa trị: Nôn mửa.

Liều lượng, cách dùng: Mỗi lần dùng 1 quả tuyết lê, tách đôi, bỏ hạt, cho vào 10 - 15 hạt đinh hương. Dùng giấy bản thấm nước gói 4 - 5 lớp giấy. Nướng chín; bỏ đinh hương ăn quả lê.

Công hiệu: Bổ dạ dày, cắt cơn nôn.

11. Cá diếc, sa nhân

Chữa trị: Buồn nôn, nôn mửa.

Liều lượng, cách dùng: Cá diếc 250gr, một ít sa nhân gừng, hổ tiêu sắc lấy nước uống.

12. Tiết vịt tráng

Chữa trị: Buồn nôn, nôn mửa.

Liều lượng, cách dùng: Tiết vịt trắng (có thể dùng ngỗng cũng được) uống ngay lúc tiết còn nóng.

13. Màng mề gà

Chữa trị: Buồn nôn, nôn mửa.

Liều lượng, cách dùng: Màng mề gà 50gr, sao toàn tính, tán nhỏ. Mỗi lần 5gr uống với rượu.

14. Gan lợn hầm với ngũ vị

Chữa trị: Buồn nôn, nôn mửa.

Liều lượng, cách dùng: Gan lợn 1 chiếc, ngũ vị 15gr. Hầm chúi ăn nóng.

Công hiệu: Khỏi buồn.nôn, hạ đờm.

15. Củ cải ngâm mật

Chữa trị: Buồn nôn, nôn mửa.

Liều lượng, cách dùng: Củ cải trắng, tươi 500gr, rửa sạch, thái nhỏ, cho vào luộc, nước sôi vớt củ cải ra ngay. Để ráo nước, đem phơi nắng ½ ngày, sau đó cho vào 150gr mật ong, trộn đều, đun nhỏ lửa, quấy đều cho đến khi sôi lên là được. Để nguội, ăn dần.

Công hiệu: Mát dạ, giảm đầy hơi, khỏi nôn.

Viết bình luận