Bài thuốc chữa cảm mạo, cảm cúm

Bạn bị cảm mạo, cảm cúm khiến cơ thể cảm thấy mệt mỏi? Bài viết này sẽ chia sẻ với bạn 33 bài thuốc chữa cảm mạo, cảm cúm đơn giản mà cực hữu hiệu.

Bài thuốc chữa cảm mạo, cảm cúm

1. Gừng, hành

Chữa trị: Phong hàn, cảm mạo (thời tiết giá lạnh, do cảm phong, cảm lạnh sinh ra, bệnh trạng chủ yếu là vừa sốt rét, không ra mồ hôi, nhức đầu, toàn thân rét run, chảy nước mũi, ho, đờm trắng, lỏng, bựa lưỡi trắng, mạch phù).

Liều lượng, cách dùng: Gừng tươi 15gr thái lát, 3 củ hành trắng, cho vào 500ml nước, đun sôi kỹ, cho vào 20gr đường đỏ. Uống nóng, uống hết trong một lần. Uống xong đắp chăn cho ra mồ hôi.

Công hiệu: Trừ phong hàn cảm nhiệt, đau đầu, không ra mồ hôi

2. Gừng, hành, chao đậu, rượu

Chữa trị: Phong hàn, cảm mạo (bệnh trạng như trên).

Liều lượng, cách dùng: Dùng 30gr cây hành cả củ, rễ, 10gr chao đậu nhạt, 3 lát gừng tươi, cho vào 500 ml nước sắc kỹ, cho vào 30ml rượu đun tiếp cho đến khi sôi. Uống nóng, uống xong đắp chăn kín cho ra mồ hôi.

Công hiệu: Trừ phong hàn cảm mạo, nhức đầu, không ra mồ hôi.

3. Lá tía tô, gừng tươi

Chữa trị: Phong hàn, cảm mạo (bệnh trạng như trên).

Liều lượng, cách dùng: Gừng tươi 15gr, lá tía tô 10gr. Cho và 500ml nước. Dùng nồi đất hoặc chậu sắt tráng men đun sôi, cho vào 20gr đường đỏ. Uống nóng, mỗi ngày uống 2 lần.

Công hiệu: Phong hàn, cảm mạo. Có tác dụng Chữa trị buồn nôn, đau dạ dày, chướng bụng, phụ nữ có mang bị cảm mạo dùng rất tốt.

Lá tía tô chữa cảm mạo, cảm cúm

4. Đương quy, gừng tươi hầm thịt dê

Chữa trị: Phong hàn, cảm mạo (bệnh trạng như trên).

Liều lượng, cách dùng: Thịt dê 100 - 200gr, gừng tươi 60gr, hành 10gr, đương quy 15gr. Thịt dê thái nhỏ, xào chín với dầu ăn, gừng, hành cho vào khoảng 2 bát nước, ít muối, đun sôi trong 30 phút. Àn cả cái lẫn nước. Ăn xong cần tránh gió từ 2 - 4 tiếng.

Công hiệu: Bổ hư thấp trung, sinh huyết, khử hàn. Những người thường mắc chứng cảm mạo, cơ thể suy nhược, phụ nữ sau khi sinh đẻ bị cảm uống rất tốt.

5. Lá dâu, hoa cúc, cam thảo

Chữa trị: Phong nhiệt cảm mạo (Thường thấy khi thời tiết ấm áp hoặc nóng bức, bệnh trạng chính: phát sốt, nhức đầu, ngạt mũi, ra mồ hôi ít hoặc không ra, đau họng, miệng khô, ho ra đờm màu vàng, đặc, bựa lưỡi trắng, mạch phù).

Liều lượng, cách dùng: Lá dâu, hoa cúc, cam thảo mỗi thứ 10gr. Cho đủ nước, sắc kỹ, uống thay nước chè.

Công hiệu: Trừ phong, tán nhiệt, mát phổi, cắt cơn ho. Đối với bệnh phong nhiệt cảm mạo, dùng bài thuốc này rất có hiệu quả.

6. Hoa cúc, đường trắng

Chữa trị: Phong nhiệt, cảm mạo (bệnh trạng như trên).

Liều lượng, cách dùng: Hoa cúc 30gr, cho vào ấm hãm với nước sôi, cho vào 1 ít đường trắng. Uống thay nước chè.

Công hiệu: Trừ phong, thanh nhiệt, giải độc, cắt cơn ho

Hoa cúc chữa cảm mạo, cảm cúm

7. Hương nhu, hậu phác, đậu biển

Chữa trị: Cảm mạo do nóng, thấp (thường thấy vào mùa hè nóng bức, cơ thể bị nóng, âm thấp sinh bệnh, sốt tương đối cao, có mồ hôi mà không thoát ra được, mồ hôi ra thì giảm nóng, mồ hôi ngừng ra thì lại sốt. nhức đầu, thân thể mệt mỏi, tức ngực, buồn nôn, bựa lưỡi vàng hoặc trắng, mạch nhu).

Liều lượng, cách dùng: Hương nhu 30gr, hậu phác 10gr, đậu bạch biển 20gr (sao vàng). Cho vào nước sắc kỹ trong khoảng 30 phút, bỏ bã uống nước. Mỗi ngày uống 3 - 4 lần.

Công hiệu: Ra mồ hôi, giảm sốt.

Chú ý: Những người mắc chứng sốt cao, mồ hôi ra nhiều mà không rét dữ dội, tim hồi hộp, miệng khát nước không nên dùng bài thuốc này.

8. Hoắc hương, gạo tẻ

Chữa trị: Cảm mạo (bệnh trạng như trên).

Liều lượng, cách dùng: Lá hoặc hương tươi 20gr, sắc kỹ, cho vào 1 ít đường trắng. Mỗi ngày uống 3 - 4 lần. Hoặc dùng 100gr gạo tẻ, nấu thành cháo, cho nước hoắc hương vào. Ăn nóng.

Công hiệu: Thanh nhiệt, giảm đau, ra mồ hôi. Bài thuốc này chữa các chứng sốt rét, cảm mạo, nhức đầu, tiêu hóa khó khăn, buồn nôn. Mùa hè nóng bức, có thể ăn cháo hoắc hương thường xuyên để bồi dưỡng cơ thể, giữ gìn sức khỏe.

9. Rau cải, đậu phụ, gừng tươi

Chữa trị: Cảm, ngạt mũi, nhức đầu, sợ lạnh, không ra mồ hôi, đắng miệng, miệng khô, không muốn ãn.

Liều lượng, cách dùng: Rau cải 500gr, đậu phụ 3 miếng (3 bìa đậu) trám muối 4 quả. gừng tươi 15gr. Cho vào 4 bát nước, sắc lấy khoảng 1 bát. Uống nóng, uống xong đắp chăn kín toàn thân cho ra mồ hôi.

Công hiệu: Thanh nhiệt, giải cảm, giảm đau.

10. Hành, tỏi nấu cháo

Chữa trị: Cảm. nhức đầu

Liều lượng, cách dùng: Lấy 10 củ hạnh, 3 củ tỏi. Nấu 2 bát cháo bột gạo. Khi cháo chín cho hành tỏi vào đun sôi kỹ. Ăn nóng. Ăn xong đắp chăn kín toàn thân để ra mồ hôi.

Công hiệu: Trừ phong, cắt cơn đau.

11. Cá trắm cỏ, gừng tươi, rượu

Chữa trị: Cảm, ngạt mũi, sợ lạnh, nhức đầu.

Liều lượng, cách dùng: Thịt cá trắm cỏ 150gr, gừng tươi thái lát 25gr, rượu 100ml. Lấy 1/2 bát nước đun sôi, cho 3 vị trên và 1 ít muối vào. Ăn nóng để ra mồ hôi.

Công hiệu: Trừ phong, giải cảm, cắt cơn đau.

12. Quả đào, hành, gừng tươi

Chữa trị: Cảm lạnh, không ra mồ hôi, nhức đầu phát sốt.

Liều lượng, cách dùng: Quả đào 25gr, hành 25gr, gừng tươi 25gr, lá chè 15gr. Cho vào 1 bát nước, sắc kỹ, bỏ bã, uống nước

Công hiệu: Giải cảm, ra mồ hôi, giảm đau, giải nhiệt.

13. Gừng tươi, hành củ, củ cải

Chữa trị: Cảm, ho ra đờm nhiều, trong đờm có bọt.

Liều lượng, cách dùng: Gừng tươi 15gr, hành 6 củ, củ cải 1 củ. Dùng 3 bát nước, lần lượt cho củ cải, gừng và hành vào, sắc kỹ, lấy 1 bát nước, bỏ bã, uống nước.

Công hiệu: Thanh nhiệt, tiêu đờm, cắt cơn ho

14. Cây mùi, đường mạch nha

Chữa trị: Cảm gió, ho, đờm ra nhiều.

Liều lượng, cách dùng: Cây mùi 25gr, đường mạch nha 25gr, 3 thìa nước cơm. Đun nhỏ lửa, khi đường hòa tan hết là được. Ăn hết trong 1 lần.

Công hiệu: thanh nhiệt, tiêu đờm, cắt cơn ho.

15. Ô mai, đường đỏ

Chữa trị: Cảm phong, cảm mạo, phát sốt.

Liều lượng, cách dùng: 0 mai 4 quả, đường đỏ 100gr. sắc lấy 1 bát nước, chia làm 2 lần uống hết.

Công hiệu: Trừ phong, thanh nhiệt.

16. Lá chè, tử tô

Chữa trị: Cảm mạo dẫn đến khản tiếng.

Liều lượng, cách dùng: Lá chè 5gr đem sao, tía tô 5gr, muối rang 10gr. Dùng 1 bát nước, cho chè, tía tô vào sắc kỹ, hòa tan muối, bỏ bã, uống dần dần.

Công hiệu: Thanh nhiệt, khỏi khản tiếng.

17. Phương thuốc kỳ diệu chữa cảm cúm

Chữa trị: Cảm cúm

Liều lượng, cách dùng: Đài sen 15gr, ngân hoa 10gr, rễ cây lau 15gr, hương nhu 10gr, bèo bồng 10gr, sắn dây 15gr, phòng phong 10gr, đại thanh diệp 15gr, cam thảo 10gr. Cho vào 3 bát nước, sắc lấy 1 bát. Để nguội uống hết trong 1 lần. Mỗi ngày dùng 1 thang. Điều trị liên tục 2 - 3 thang. Nếu bệnh nhân sốt cao thì cho thêm vào 30gr thạch cao. Bệnh nhân nhức đầu, đau mình mẩy thì thêm 10gr cành dâu, 15gr bạch thược. Bệnh nhân ho đau họng thì thêm rễ cây lan 15gr, huyền sâm 15gr. Bệnh nhân nôn mửa, ăn ít thì thêm hoắc hướng 10gr. Nếu người sốt cao không giảm, bệnh tình trầm trọng thì có thể uống mỗi ngày 2 thang. Trẻ em, người già cơ thể yếu thì uống 1/2 thang.

Công hiệu: Thanh nhiệt, giải cảm, cắt cơn ho, giảm đau

18. Mật ong, hoa kim ngân

Chữa trị: Cúm.

Liều lượng, cách dùng: lấy 30gr hoa kim ngân, cho vào 2 bát nước, sắc lấy 1 bát, gạn lấy nước thuốc, hòa vào 20gr mật ong, uống 2 lần, vào 2 buổi sáng, chiều.

Công hiệu: Thanh nhiệt, tiêu đờm, cắt cơn ho.

19. Quả trám, củ cải

Chữa trị: Cúm, cảm thông thường.

Liều lượng, cách dùng: Mỗi lần dùng 250gr quả trám, 500 - 1000gr củ cải. Sắc kỹ, lấy nước uống thay nước chè. Uống nhiều lần.

Công hiệu: Thanh nhiệt, giải độc, tiêu đờm, cắt cơn ho

20. Tim lợn muối

Chữa trị: Phong hàn cảm mạo, ho và viêm phế quản.

Liều lượng, cách dùng: Lấy 1 quả tim lợn, rửa sạch, để ráo nước. Cho quả tim vào xong, rắc lên trên quả tim một ít muối, một ít nước. Đun nhỏ lửa trong 1 tiếng, sau đó bỏ muối đi, ăn tim lợn (ăn hết trong 1 lần). Điều trị 2 - 3 lần sẽ có kết quả. Đây là bài thuốc dân gian để chữa phong hàn, cảm mạo

21. Cỏ hôi, đậu xanh

Chữa trị: Cảm sốt.

Liều lượng, cách dùng: Mỗi lần dùng 30gr cỏ hôi tươi, 30 - 50gr đậu xanh, cho vào 5 bát nước, sắc lấy 2 bát, cho vào thuốc một ít đường đỏ đun sôi trong ít phút. Bỏ bã, uống nước.

Công hiệu: Thanh nhiệt, giải độc, cắt cơn ho.

22. Hành, nấm hương, sữa người

Chữa trị: Trẻ sơ sinh do phong hàn cảm mạo, sinh ra ngạt mũi, khò khè, chảy nước mắt.

Liều lượng, cách dùng: Mỗi lần dùng 1 củ hành, 1 cây nấm hương 30 - 50 ml sữa người. Cho vào chén sứ, hấp cách thủy, vắt lấy nước, bỏ bã, cho nước thuốc vào vú cao su, cho trẻ bú, bú mỗi ngày 1 lần, điều trị liên tục 2 - 3 ngay.

Công hiệu: Thanh nhiệt, giải độc, tiêu đờm, cắt cơn ho.

23. Quả trám, rễ lau

Chữa trị: Cúm

Liều lượng, cách dùng: Mỗi lần dùng 30gr rễ lau, 4 quả trám muôi. Tất cả cho vào 2 bát nước, sắc lấy 1 bát, bỏ bã, uống nước.

Công hiệu: Thanh nhiệt, ra mồ hôi, giải độc, dễ thở, cắt cơn ho, tiêu đờm.

24. Cúc vạn thọ, nước đường

Chữa trị: Cảm, ho.

Liều lượng, cách dùng: Mỗi lần dùng 15gr cúc vạn thọ. Cho vào 2 bát nước, sắc lấy 1 bát, bỏ bã, uống nước, cho vào 1 ít đường, uống nóng.

Công hiệu: Thanh nhiệt, tiêu đờm, cắt cơn ho.

25. Rễ cây đa, đường phèn

Chữa trị: Cảm mạo, phát sốt, ho.

Liều lượng, cách dùng: Mỗi lần dùng 30gr rễ nhỏ của cây đa, một ít đường phèn. Cho vào 2 bát nước, sắc lấy nước uống.

Công hiệu: Thanh nhiệt, giải độc, tiêu đờm, cắt cơn ho

26. Nấu cháo gạo tẻ với gừng tươi

Chữa trị: Ngoại cảm, phong hàn, ngạt mũi, chảy nước mũi, mắt, ho có đờm.

Liều lượng, cách dùng: Mỗi lần dùng 30 - 50gr gừng tươi, thái nhỏ, gạo rang khoảng 50gr. Tất cả nấu thành cháo, cho vào cháo 1 ít muối, dầu lạc. Ăn nóng (có thể ăn gừng hoặc không).

Công hiệu: Am trong, trừ lạnh, tiêu đờm, cắt cơn ho.

27. Cây mùi, đậu vàng

Chữa trị: Cảm mạo phong hàn, cúm, phát sốt, nhức đầu.

Liều lượng, cách dùng: Mỗi lần dùng 30gr rau mùi tươi, 50gr đậu vàng. Cho vào 2 bát nước, sắc lấy 1 bát nước, cho vào 1 ít muối, uống nóng.

Công hiệu: Trừ phong, giải độc, tiêu nóng, cắt cơn đau

28. Gừng tươi, rau cải

Chữa trị: Cảm lạnh, nhức đầu, ho, đờm trắng, tắc đờm.

Liều lượng, cách dùng: Mỗi lần dùng 500gr rau cải tươi, rửa sạch. cắt khúc, gừng tươi 10gr, cắt lát. Cho vào 4 bát nước, sắc lấy 2 bát. Cho vào 1 ít muối, uống nóng. Mỗi ngày uống 2 lần (rau cải có thể ăn hoặc không).

Công hiệu: Thông đờm, bổ phổi.

29. Gừng, hành, tía tô, quả trám, hành củ

Chữa trị: Phong hàn, cảm mạo, phát sốt, nhức đầu, chảy nước mũi, ngứa cổ họng, hắt hơi liên tục.

Liều lượng, cách dùng: Mỗi lần dùng 60gr quả trám tươi còn hạt, 15gr củ hành, 10gr gừng tươi, 10gr tía tô. Cho vào 2 bát nước, sắc lấy 1 bát, cho vào 1 ít muối. Bỏ bã, uống nước.

Công hiệu: Giải cảm, tán nhiệt, tiêu đờm, ngừng chảy nước mũi.

30. Bạc hà, đường

Chữa trị: Phong nhiệt, cảm mạo (sốt cao, rét nhẹ, nhức đầu, ho, họng đau, mắt đỏ, miệng khô, khát nước, lưỡi đỏ, bựa lưỡi vàng, mạnh phù).

Liều lượng, cách dùng: Đường trắng 500gr, cho vào nồi nhôm, một ít nước, đem đun nhỏ lửa cho đến khi đặc khô, cho vào 30gr bột bạc hà hoặc thay bằng 5 ml dầu bạc hà, quấy đều, để nguội.

Công hiệu: Thanh nhiệt, trừ phong.

31. Nước dưa hấu, cà chua

Chữa trị: Cảm mạo (thường thấy nôn mửa, đi ỉa, ra nhiều mồ hôi, khát nước, mệt mỏi, lưỡi viêm đỏ, bựa lưỡi trắng, biếng ăn, mạch hoạt...).

Liều lượng, cách dùng: Dưa hấu bỏ hạt, dùng vải sạch gói ép lấy nước, cà chua luộc chín, bỏ hột, vỏ, ép lấy nước. Hòa 2 loại nước lại với nhau uống.

Công hiệu: Trừ phong, thanh nhiệt, tiêu thấp.

32. Gừng nấu với cá trắm đen.

Chữa trị: Thuốc phòng dịch cảm.

Liều lượng, cách dùng: Dùng 1 con cá trắm đen khoảng 1000gr, bỏ vẩy, mang, ruột. Bổ thận cá, cắt lát xếp lên đĩa. Đặt trên vỉ hấp chín. Cho 1 ít rượu, muối, gia vị, hấp tiếp ít phút. Trước khi ăn, băm nhỏ gừng, hành tỏi rắc lên trên cá, tưới dầu ăn lên cá và đun sôi bốc mùi thơm là được. Ăn vào 2 bữa cơm.

Công hiệu: Tăng cường khí huyết, bổ thận, giải cảm, giải độc; trong khi có dịch cúm, ăn món này thường xuyên có tác dụng phòng bệnh cúm.

33. Hoàng kỳ, thịt nạc

Chữa trị: Thuốc phòng dị ứng cúm.

Liều lượng, cách dùng: Thường dùng 50gr hoàng kỳ sắc lấy nước uống. Hoặc hoàng kỳ hầm với thịt lợn nạc ăn.

Công hiệu: Tăng cường sức đề kháng cho cơ thê. Những người cơ thể ốm yếu, dùng bài thuốc này đề phòng bệnh cúm rất tốt.

Viết bình luận