Bài thuốc chữa lao phổi

Bạn bị lao phổi và cảm thấy sức khỏe có dấu hiệu không tốt trong thời gian gần đây? Đừng lo, với những bài thuốc chữa lao phổi hiệu quả dưới đây bạn sẽ cảm thấy sức khỏe của mình được nâng cao và trở lại bình thường nhanh chóng.

Bài thuốc chữa lao phổi

1. Cháo địa hoàng nhân táo

Chữa trị: Lao phổi, sốt nhẹ (hàng ngày về buổi chiều, sau hai giờ, bắt đầu sốt, thường sốt 37,5 - 38 độ c, cho đến 12 giờ đêm thì ra mồ hôi trộm, cơn sốt lui, cơ thể giá lạnh, ngày nào cũng diễn ra như vậy).

Liều lượng, cách dùng: Nhân quả táo chua 30gr, cho nước vào nghiền nát lấy 100ml, địa hoàng tươi 30gr, chắt lấy 100ml nước, gạo tẻ 100gr, cho nước vừa đủ, nấu gạo thành cháo. Khi chúi, cho nước nhân 10 táo, địa hoàng vào cháo, đun sôi. Mỗi ngày ăn 1 - 2 lần.

Công hiệu: Thanh nhiệt, khỏi ra mồ hôi trộm, sinh huyết, khỏi khát, bổ dưỡng tim, an thần. Còn có tác dụng chữa chứng mệt mỏi, hồi hộp, mất ngủ, sốt nhẹ trong đờm có máu.

Chú ý: Những người đi ỉa phân lỏng không được dùng bài thuốc này.

2. Cao lê, cát cánh, mã thầy

Chữa trị: Ho, lao phổi, trong đờm có máu (bệnh trạng: ho khan lâu ngày không khỏi, trong đờm có sợi máu, hoặc nửa máu, nửa đờm, buổi chiều 2 má ửng hồng, ban đêm lòng bàn tay, gan bàn chân nóng).

Liều lượng, cách dùng: Lấy 100gr hoàng lê ép lấy nước, 100 chiếc lá tre tươi, sắc lấy nước, 30 đoạn rễ cây lau tươi dài 6 cm, giã nát, vắt lấy nước, 10gr cát cánh đỏ, sắc lấy nước, 50gr mã thầy, giã nát, chắt lấy nước. Trộn tất cả các loại nước lại, cô đặc (đun nhỏ lửa). Mỗi lần uống 20ml, mỗi ngày uống 3 lần.

Công hiệu: Bổ âm, sinh huyết, nhuận phổi, khỏi ho, thanh nhiệt, tiêu đờm. Chữa chứng âm hư, mệt mỏi, ho ra nhiều đờm rất hiệu quả.

Chú ý: Người mắc bệnh ỉa chảy không được dùng

3. Nước địa hoàng tươi trộn đường phèn

Chữa trị: Lao phổi sốt nhẹ (bệnh trạng như trên).

Liều lượng, cách dùng: Địa hoàng tươi 500gr, rửa sạch, chắt lấy nước, hòa với đường phèn hâm nóng uống. Mỗi lần uống 200ml, mỗi ngày 3 lần. Cơn sốt lui thì ngừng uống, không được uống thường xuyên.

Công hiệu: Thanh nhiệt, bổ âm, ra mồ hôi, mát máu. Chữa chứng máu nóng âm hư, sốt có hiệu quả. Có tác dụng chữa lao phổi, khạc ra máu.

4. Lươn nấu với rượu, giấm

Chữa trị: Lao phổi sốt nhẹ (bệnh trạng như trên).

Liều lượng, cách dùng: Dùng 500gr lươn, cho vào rượu, giấm, một ít muối, nấu chín kỹ, ăn hết 1 lần trong ngày.

Công hiệu: Bổ hư, thanh nhiệt, Chữa sốt nhẹ, âm hư có kết quả

Lươn chữa lao phổi

5. Cao thiên môn, mạch môn

Chữa trị: Lao phổi, ho, trong đờm có máu (bệnh trạng như trên).

Liều lượng, cách dùng: Dùng thiên môn và mạch môn mỗi thứ 200gr sắc kỹ, bỏ bã. Cho vào 60gr bột xuyên bối mẫu, luyện mật thành cao. Mỗi lần ăn 10ml, mỗi ngày 3 lần.

Công hiệu: Khỏi ráo phổi, khỏi ho, thanh nhiệt, tiêu đờm. Chữa phổi, thận, âm hư, nóng phổi, mệt mỏi, ho ra máu có hiệu quả.

Chú ý: Những người ho dữ dội không được dùng.

6. Hoàng tinh sắc với đường phèn

Chữa trị: Lao phổi, ho, trong đờm có máu (bệnh trạng như trên).

Liều lượng, cách dùng: Hoàng tinh 30gr, trước tiên ngâm bộ vào nước lã, cho vào 50gr đường phèn, đun nhỏ lửa trong 1 tiếng. Ăn hoàng tinh, uống nước. Mỗi ngày 2 lần.

Công hiệu: Chữa khỏi chứng hư phổi, thận, sốt nhẹ, khạc ra máu, ho lao ráo phổi, sốt nhẹ, nhiều đờm.

7. Cao thanh hao, nhân sâm...

Chữa trị: Lao phổi, ra mồ hôi trộm (bệnh trạng: Sốt nhẹ vào buổi chiều, trong người cồn cào, tức ngực, sau nửa đêm tỉnh ngủ, ra mồ hôi ở ngực, thậm chí toàn thân toát mồ hôi, quần áo ướt đầm. Sau khi ra mồ hôi, giảm nhiệt, cơ thể lạnh, mệt mỏi không thể chịu được).

Liều lượng, cách dùng: Thanh hao 500gr, cho vào 1000ml nước sắc lấy nước, bỏ bã, đun nhỏ lửa cô lại còn 500ml. Lấy 30gr nhân sâm hoặc 60gr đẳng sâm, sắc kỹ lấy 100ml. Cho tất cả 500ml nước thanh hao, 100ml nước sâm và 100ml mật ong vào quấy đều, đun nhỏ lửa, cô đặc thành cao. Mỗi lần uống 20ml, mỗi ngày 3 lần.

Công hiệu: Đại bổ nguyên khí, tăng cường khí huyết, sinh huyết, bổ âm, khỏi ra mồ hôi trộm. Có tác dụng Chữa trị âm hư ra mồ hôi trộm sau cơn sốt.

8. Cháo gạo tẻ kỷ tử

Chữa trị: Lao phổi, ra mồ hôi trộm.

Liều lượng, cách dùng: Dùng 100gr kỷ tử tươi, 60gr gạo tẻ. Nấu thành cháo. An vào 2 bữa cơm, ăn với cháo đậu muối.

Công hiệu: Bổ dưỡng gan, thận, giảm nóng. Ăn liên tục nhiều ngày, có tác dụng Chữa trị sốt nhẹ, mệt mỏi, suy nhược, bổ gan.

9. Cám tiểu mạch

Chữa trị: Ho lao, ra mồ hôi trộm (bệnh trạng như trên).

Liều lượng, cách dùng: Dùng 100gr cám tiểu mạch, 250gr thịt lợn nạc, hành củ, muối vừa đủ. Thịt băm nhỏ, trộn cám tiểu mạch, hành muối làm nhân bánh. Dùng bột gạo nếp nắm thành bánh. Hấp chín, ăn bình thường.

Công hiệu: Khỏi ra mồ hôi trộm và mọi chứng hư. Già, trẻ đều dùng được.

Cám tiểu mạch chữa lao phổi

10. Tiểu mạch, cam thảo sắc với táo tầu...

Chữa trị: Ho lao, ra mổ hôi trộm (bệnh trạng như trên).

Liều lượng, cách dùng: Dùng 30gr tiểu mạch, 10gr cam thảo tươi, 5 quả táo, 20gr hoàng kỳ, 30gr cam thảo tươi, 5 quả táo, 20gr hoàng kỳ, 30gr con sò biển tươi. Chọ vào 1000ml nước, sắc lấy 600ml nước, chia làm 3 lần, uống hết trong ngày.

Công hiệu: Khỏi ho, khỏi ra mồ hôi trộm

11. Hạt ngân hạnh ngâm dầu gan cá

Chữa trị: Lao phổi, ho.

Liều lượng, cách dùng: Lấy 100 hạt ngân hạnh ngâm vào dầu gan cá trong 5 tháng trở lên. Mỗi ngày ăn 2 hạt trước bữa cơm.

Công hiệu: Khỏi ráo phổi, cắt cơn ho.

12. Nước lá hẹ hòa với đường đỏ

Chữa trị: Lao phổi, ho.

Liều lượng, cách dùng: Dùng 1 lá hẹ, rửa sạch, giã nát, chắt lấy nước, hòa vào 1 ít đường đỏ. Mỗi ngày uống 10 giọt.

Công hiệu: Tiêu đờm, khỏi ho.

13. Lươn nấu với rượu

Chữa trị: Lao phổi, sốt, người gầy ốm.

Liều lượng, cách dùng: Lấy 2 con lươn, bỏ ruột, cho vào 2 cốc rượu, 1 bát nước, nấu chín kỹ rồi cho muối, giấm. Ăn nóng, ăn hết trong 1 lần.

Công hiệu: Bổ hư, thanh nhiệt.

14. Cá tươi nấu canh gừng, táo tầu

Chữa trị: Lao phổi, sốt, người gầy còm

Liều lượng, cách dùng: Cá tươi 1 con, gừng tươi 2 lát, táo 3 quả. Cá rửa sạch, bỏ ruột. Cho cá, gừng, táo vào 7 bát nước, sắc lấy 2 bát. Chia làm 2, ăn vào sau bữa cơm sáng, chiều. Mỗi tuần ăn 2 - 3 lần.

Công hiệu: Bổ phổi, thanh nhiệt, khỏi ho.

15. Thịt lợn nạc nấu với hành củ

Chữa trị: Ho lao, khạc ra máu, thổ huyết.

Liều lượng, cách dùng: Thịt lợn nạc 200gr, 4 củ hành đỏ. Cho vào 2 bát nước nấu chín ăn.

Công hiệu: Thanh nhiệt, giải độc, mát máu, khỏi ho.

16. Râu ngô sắc với nước đường phèn

Chữa trị: Lao phổi, khạc ra máu, thổ huyết.

Liều lượng, cách dùng: Râu ngô 100gr, đường phèn 100gr, đổ nước sắc kỹ lấy nước uống.

Công hiệu: Mát máu, khỏi ho

17. Ngó sen chấm đường trắng

Chữa trị: Lao phổi, khạc ra máu, thổ huyết.

Liều lượng, cách dùng: Lấy 1 khúc ngó sen tươi, rửa sạch, thái lát chấm đường trắng ăn.

Công hiệu: Thanh nhiệt, sinh huyết, mát máu

18. Canh lẻ tươi ngó sen, táo tầu...

Chữa trị: Lao phổi, trong đờm có máu.

Liều lượng, cách dùng: Dùng 2 quả lê tươi (bỏ hạt), 500gr ngó sen tươi (bỏ vỏ), 1 quả hồng (bỏ tai), 10 quả táo (bỏ hạt), 50gr rễ lau tươi. Ngâm nước một lúc, sau đó đun sôi trong nửa tiếng, lấy nước uống.

Công hiệu: Nhuận phổi, tiêu đờm, cầm máu

19. Chim cút hầm với bạch cập

Chữa trị: Bệnh lao phổi.

Liều lượng, cách dùng: Lấy 1 con chim cút, làm sạch lông, bò ruột, 10gr bạch cập. Ninh nhừ, bỏ bã thuốc, ăn thịt, uống nước.

Công hiệu: Nhuận phổi, khỏi ho.

20. Canh phổi lợn củ cải, lê

Chữa trị: Lao phổi, ho, trong đờm có máu.

Liều lượng, cách dùng: Phổi lợn 1 chiếc, củ cải 500gr (bỏ vỏ), tuyết lê 3 quả (bỏ hạt), ngó sen 5 khúc, đổ nước vào nấu. Ản thường xuyên.

Công hiệu: Tiêu đờm khỏi ho.

21. Hoài sơn, tuyết lê trộn với mật ong

Chữa trị: Lao phổi, ho ít đờm, ôn hư, sốt.

Liều lượng, cách dùng: Hoài sơn tươi 500gr (gọt bỏ vỏ, thái lát), tuyết lê 3 quả (bỏ hạt), mật ong vừa đủ. Cho hoài sơn, tuyết lê vào 2 bát nước sắc kỹ lấy nước, hòa mật ong vào uống nóng.

Công hiệu: Bổ hư, khỏi ho.

22. Sa sâm, ngọc trúc hầm với vịt

Chữa trị: Lao phổi, ho khan, sốt nhẹ, miệng khát.

Liều lượng, cách dùng: Mỗi lần dùng sa sâm và ngọc trúc mỗi thứ từ 30 - 50gr, vịt 1/2 con hoặc cả con. Vịt làm sạch lông, bỏ ruột, rửa sạch. Ninh nhừ trong 1 tiếng trở lên. Uống nước ăn thịt; có thể ăn vào 2 bữa cơm.

Công hiệu: Bổ âm, mát phổi, khỏi ho

23. Ba ba hầm với hoài sơn long nhãn

Chữa trị: Lao phổi, sốt nhẹ, trong đờm có máu.

Liều lượng, cách dùng: Hoài sơn, long nhãn mỗi thứ 15 - 25gr, ba ba 1 con. Trước hết đem ba ba thả vào nước sôi, ba ba giãy chết, bài tiết hết phân, nước tiểu, sau đó mổ, rửa sạch, bỏ hết ruột, gan. Cho ba ba (còn cả mai) hoài son, long nhãn, hấp cách thủy cho đến khi chín nhừ là ăn được.

Công hiệu: Khỏi ráo phổi, thanh nhiệt, tiêu đờm, khỏi ho

24. Nam hạnh nhân, lá dâu nấu với phổi lợn

Chữa trị: Lao phổi, âm hư, sốt, ho khan, cổ họng khô, khạc ra máu.

Liều lượng, cách dùng: Mỗi lần dùng nam hạnh nhân 15 - 20gr, lá dâu 15r, phổi lợn khoảng 250gr. Ninh nhừ, lấy nước uống, phổi lợn ăn với cơm.

Chú ý: Phổi lợn, thái nhỏ’ bóp rửa hết bọt nước.

Công hiệu: Thanh nhiệt, khỏi ho, cầm máu.

25. Hạt sen, hầm với thịt nạc

Chữa trị: Lao phổi, sốt nhẹ, ho khan.

Liều lượng, cách dùng: Mỗi lần dùng hạt sen, bách hợp, mỗi thứ 30gr, thịt lợn nạc 200 - 250gr. Ninh nhừ, cho gia vị vào ăn với cơm.

Công hiệu: Mát phổi, khỏi ho khan.

26. Tuyết lê, mộc nhĩ trắng sác với xuyên bối mẫu

Chữa trị: Lao phổi, ho.

Liều lượng, cách dùng: Lê 1 quả, mộc nhĩ 6gr, xuyên bối mẫu 3g. sắc lấy nước uống.

Công hiệu: Khỏi ráo phổi, cắt cơn ho.

27. Bột thịt rùa

Chữa trị: Lao phổi

Liều lượng, cách dùng: Lấy 1 con rùa còn sống, dùng dây buộc chặt chân đầu. Dùng đất sét dẻo bọc chặt lấy con rùa, đặt trên lò than, đốt cháy, tán thành bột. Mỗi ngày 3 lần, mỗi lần uống 1 li than rùa, uống với nước sôi. Mỗi đợt điều trị 5 ngày, điều trị liên tục nửa tháng sẽ thấy kết quả.

28. Gà gô hấp với ngọc trúc

Chữa trị: Người mắc bệnh lao phổi, cơ thể suy nhược, ho ra đờm đặc khó khạc ra, sốt về chiều.

Liều lượng, cách dùng: Mỗi lần dùng khoảng 15gr ngọc trúc, 1 con gà gô. Gà làm sạch lông, bỏ ruột. Cho ngọc trúc và gà hấp cách thủy.

Công hiệu: Điều trị 2 - 4 lần sẽ có hiệu quả. Bài thuốc này có thể dùng điều trị bệnh tim, xơ cứng động mạch chủ do phong thấp ở người cao tuổi.

29. Gan gà hấp với vỏ sò

Chữa trị: Bệnh lao phổi.

Liều lượng, cách dùng: Đem vỏ sò đốt cháy, tán thành bột, mỗi lần dùng từ 1 - 9gr, trộn với 2 lá gan gà. Hấp cách thủy.

Công hiệu: Bổ máu, bổ phổi, tiêu đờm, khỏi ho. Bài thuốc này còn có thể dùng điều trị bệnh tràng nhạc, bệnh cam trẻ em.

30. Hoàng tinh hấp thịt lợn nạc

Chữa trị: Bệnh lao phổi, ho ra máu, cơ thể suy nhược.

Liều lượng, cách dùng: Mỗi lần dùng 30 - 60gr hoàng tinh, phổi lợn khoảng 120 - 150gr. Hấp cách thủy ăn.

Công hiệu: Bổ trung ích khí, nhuận phổi, cầm máu.

31. Lá hẹ nấu với sò biển

Chữa trị: Bệnh lao phổi, cơ thể suy nhược.

Liều lượng, cách dùng: Mỗi lần dùng 100 - 150gr lá hẹ, 150 - 200gr thịt sò biển. Nấu chín kỹ. Ăn vào 2 bữa cơm.

Công hiệu: Nhuận phổi, ổn trung, bổ hư.

32. Bạch cập hấp với tổ yến

Chữa trị: Lao phổi, ho ra máu.

Liều lượng, cách dùng: Mỗi lần dùng 6 - 9gr bạch cập, 6 - 9gr tổ yến. Hấp cách thủy, chắt lấy nước cho đường phèn vào, quấy đều, đun tiếp 15 phút. Mỗi ngày uống 1 - 2 lần.

Công hiệu: Khỏi ráo phổi, cầm máu. Bài thuốc này có thể dùng trị bệnh viêm phế quản mạn tính ở người cao tuổi.

33. Hoài sơn, hấp với lươn

Chữa trị: Bệnh lao phổi lâu ngày chưa khỏi.

Liều lượng, cách dùng: Mỗi lần dùng 1 - 2 con lươn (khoảng 250gr), hoài sơn bách hợp cổ mỗi thứ 30gr. Lươn bỏ ruột, rửa sạch. Tất cả trộn đều, hấp cách thủy. Ăn hết trong một lần.

Công hiệu: Kiện tỳ, bổ phổi, nhuận phổi, khỏi ho.

34. Hoài sơn nấu với nước mía

Chữa trị: Lao phổi, ho.

Liều lượng, cách dùng: Mỗi lần dùng 60gr hoài sơn, giã nát trộn vào 1/2 bát nước mía. Hấp cách thủy.

Công hiệu: Bổ tỳ, khỏi ráo phổi, tiêu đờm, khỏi ho.

35. Nước lê hấp sữa mẹ

Chữa trị: Ho lao, cơ thể suy nhược.

Liều lượng, cách dùng: Mỗi lần dùng lê tươi ép lấy 100ml nước, cho vào 100ml sữa người. Hấp cách thủy.

Công hiệu: Bổ âm, khỏi ráo phổi, tiêu đờm, khỏi ho.

36. Sữa ngựa

Chữa trị: Bệnh lao phổi, ho.

Liều lượng, cách dùng: Mỗi lần dùng 300ml sữa ngựa tươi pha vào một ít đường trắng, đun sôi, uống 1 lần.

Công hiệu: Bổ huyết, sinh huyết, khỏi ráo phổi, khỏi ho.

37. Canh thịt lợn nạc, ngọc trúc

Chữa trị: Bệnh lao phổi, ho.

Liều lượng, cách dùng: Mỗi lần dùng 300gr ngọc trúc, 100.- 150gr thịt lợn nạc. Cho vào 4 bát nước, sắc lấy 2 bát, cho vào canh 1 ít muối. Ăn thịt uống nước.

Công hiệu: Bổ âm, khỏi ráo phổi, khỏi ho

38. Trứng gà nấu với sữa đậu nành

Chữa trị: Bệnh lao phổi, ho.

Liều lượng, cách dùng: Mỗi lần dùng 1 bát sữa đậu tương, đun sôi, đập vào sữa 1 quả trứng gà, quấy đều, cho vào 1 ít đường trắng.

Công hiệu: Khỏi ráo phổi, mát phổi, tiêu đờm.

39. Nam hạnh nhân nấu với phổi dê

Chữa trị: Bệnh lao phổi.

Liều lượng, cách dùng: Mỗi lần dùng 30gr nam hạnh nhân, phổi dê khoảng 250gr. Phổi dê thái thành miếng, bóp rửa hết bọt khí, hầm với nam hạnh nhân.

Công hiệu: Khỏi ráo phổi, giải độc, tăng cường khí huyết

40. Xuyên bối, tuyết lẽ nấu với phổi lợn

Chữa trị: Lao phổi, cổ họng khô, ho khan, khạc ra máu.

Liều lượng, cách dùng: Mỗi lần dùng 10gr xuyên bối mẫu, 2 quả tuyết lê, 250gr phổi lợn. Lê gọt vỏ, thái miếng; phổi lợn thái nhỏ, bóp rửa sạch bọt. Cho nước vừa đủ, đun nhỏ lửa, sắc lấy nước uống (sắc trong 3 tiếng), có thể cho vào 1 ít đường phèn để uống.

Công hiệu: Tiêu đờm, khỏi ráo phổi, khỏi ho, điều hòa máu.

41. Đông trùng hạ thảo hấp với thịt vịt

Chữa trị: Bệnh lao phổi, ho, âm hư.

Liều lượng, cách dùng: Mỗi lần dùng 1 con vịt đực, làm sạch lông, bỏ ruột, lấy 15gr đông trùng hạ thảo (rau cải tròi) cho vào trong bụng vịt. Hấp cách thủy. Khi ăn cho gia vị.

Công hiệu: Tăng cường khí huyết, tiêu đờm

42. Củ cải mật ong hấp cách thủy

Chữa trị: Lao phổi, cổ họng khô, ho khan, trong đờm có máu.

Liều lượng, cách dùng: Mỗi lần dùng 1 củ cải to (khoảng 500gr), mật ong 60gr. Củ cải rửa sạch, gọt vỏ khoét rỗng, cho mật ong vào trong bỏ vào 1 cái bát. Hấp cách thủy, củ chín là ăn được.

Công hiệu: Khỏi ráo phổi, cắt cơn ho, tiêu đờm, điều hòa khí huyết.

43. Bách hợp sắc với đường

Chữa trị: Lao phổi, ho khan, ho ra máu.

Liều lượng, cách dùng: Mỗi lần dùng 10 - 15gr bách hợp. Cho vào nước vừa đủ, đường 1 ít. Sắc kỹ lấy nước uống.

Công hiệu: Mát phổi, khỏi ho, bổ khí huyết, cầm máu

44. Đông trùng hạ thảo hấp với cuống nhau thai nhi

Chữa trị: Bệnh lao phổi, ho khan, cơ thể suy nhược.

Liều lượng, cách dùng: Mỗi lần dùng 10 - 15gr đông trùng hạ thảo, cuống nhau thai nhi tươi 1/2 chiếc hoặc 1 chiếc thái nhỏ. Tất cả đem hấp cách thủy. Ăn 1 - 2 lần sẽ thấy có hiệu quả.

Công hiệu: Bổ phổi, thận, khỏi ho.

45. Cháo bột ngó sen

Chữa trị: Lao phổi.

Liều lượng, cách dùng: Dùng 1 lượng vừa phải bột ngó sen khô, cho vào ít nước, quấy đều, đun sôi thành cháo. Trước khi ăn có thể cho vào 1 ít đường.

Công hiệu: Bổ khí huyết, bổ phổi. Chữa chứng viêm khí quản mạn tính, sốt nhẹ, ho có đờm đặc, khạc ra máu.

46. Con rết sao tán bột

Chữa trị: Bệnh lao phổi.

Liều lượng, cách dùng: Con rết bỏ đầu, chân sao vàng tán nhỏ uống với nước sôi. Mỗi lần dùng 3 - 5 con, mỗi ngày 2 - 3 lần.

Công hiệu: Chữa bệnh lao viêm màng phổi.

47. Bột hải sâm, bạch cập, mai rùa

Chữa trị: Bệnh lao phổi.

Liều lượng, cách dùng: Dùng 500gr hải sâm, 250gr bạch cập, 1 mai rùa (nướng giòn). Tất cả đem sao, tán thành bột. Uống mỗi lần 25gr, mỗi ngày uống 3 lần, uống với nước sôi.

48. Lươn hầm với xuyên bối, bách bộ

Chữa trị: Bệnh lao phổi.

Liều lượng, cách dùng: Mỗi lần dùng 250gr lươn, 6gr xuyên bối, bách bộ vừa đủ. Tất cả đem ninh nhừ ăn nóng.

49. Lươn nấu với bối mẫu, bách bộ

Chữa trị: Bệnh lao phổi.

Liều lượng, cách dùng: Mỗi lần dùng 1 con lươn, 15gr bói mâu, 15gr bách hợp, 10gr bách bộ, 15gr rễ lau, nấu chín nhừ, ăn. Chia làm 2 lần ăn hết trong ngày.

50. Thang bong bóng cá vàng (to), hoài sơn

Chữa trị: Bệnh lao phổi.

Liều lượng, cách dùng: Lấy hoài sơn, bong bóng cá vàng (to). Tất cả đem nấu lên để ăn.

Viết bình luận