Bài thuốc chữa bệnh lị a-mip

Vấn đề tiêu hóa không tốt do bệnh lị a-mip gây ra khiến bạn cảm thấy khó chịu và lo lắng? Bài viết này sẽ chia sẻ với bạn những bài thuốc chữa bệnh lị a-mip cực hữu hiệu.

Bài thuốc chữa bệnh lị a-mip

1. Cao vỏ lựu, mật ong

Chữa trị: Bệnh lị a-míp (bệnh trạng: bụng đau từng cơn, đi ỉa liên tục, phân trắng, hồng, ngực cồn cào, miệng khô, khát nước, bựa lưỡi vàng).

Liều lượng, cách dùng: vỏ lựu tươi 1000 gr (khô 500 gr), thái nhỏ. Sắc kỹ lấy nước (sắc 2 nước), bỏ bã. Tiếp tục đun nhỏ lửa cô đặc nước vỏ lựu, sau đó cho vào 300 ml mật ong, quấy đều. Để nguội, cho cao lựu vào lọ. Mỗi lần uống 10 ml với nước sôi. Mỗi ngày uống 3 lần.

Công hiệu: Chữa lị a-míp.

Chú ý: Người mắc chứng viêm dạ dày mạn tính không được dùng bài thuốc này.

2. Canh đậu xanh, rau dền

Chữa trị: Lị a-míp thấp nhiệt (bệnh trạng như trên).

Liều lượng, cách dùng: Rau dền phải tươi 120 gr, đậu xanh 60 gr; cho nước vào sắc lấy 500 ml nước. Mỗi ngày uống 2 lần.

Công hiệu: Thanh nhiệt, giải độc, diệt khuẩn, trừ lị. Chữa viêm mật cũng có hiệu quả.

Chú ý: Những người đi ỉa chảy do thấp, hàn không được uống.

3. Nước chè xanh pha giấm chua

Chữa trị: Lị a-míp do thấp, nhiệt (bệnh trạng như trên).

Liều lượng, cách dùng: Chè xanh 100 gr, cho nước vào sắc lấy 300 ml, mỗi lần uống 100 ml pha vào 100 ml giấm chua. Uống lúc còn nóng. Mỗi ngày uống 3 lần.

Công hiệu: Thanh nhiệt, giải độc, bệnh lý có phần trắng (bệnh lị trắng) thì uống với nước gừng, bệnh lị có máu (xích lị) thì uống với nước cam thảo. Mỗi ngày uống 3 lần, đến khi khỏi bệnh, uống tiếp 3 lần nữa mới thôi.

Chú ý: Những người mắc bệnh lị kéo dài hư hàn không được dùng. Những người có chứng mất ngủ, buổi chiều không nên uống.

Nước chè xanh chữa bệnh lị a-mip

4. Nước rau dền dại pha đường

Chữa trị: Lị a-míp thấp nhiệt (bệnh trạng như trên).

Liều lượng, cách dùng: Rau dền dại tươi (cả cây) 500 gr, rửa sạch, lấy nước, pha ít đường trắng. Mỗi lần uống 200 ml, mỗi ngày uống 3 lần.

Công hiệu: Thanh nhiệt, giải độc, diệt khuẩn, tiêu viêm, cầm máu, khi đi 1ị: Chữa chứng lị a-míp do vi khuẩn cũng có hiệu quả.

Chú ý: Những người đi tả hư hàn không được dùng.

5. Cháo gạo tẻ, rau dền tía

Chữa trị: Bệnh lị a-míp do thấp nhiệt (bệnh trạng như trên).

Liều lượng, cách dùng: Rau dền tía tươi 100 gr, bỏ rễ, rửa sạch, thái nhỏ, cho vào 100 gr gạo tẻ, nấu thành cháo. Mỗi ngày ăn 2 lần vào buổi sáng và chiều.

Lị trắng dùng rau dền trắng, lị đỏ (xích lị) dùng rau dền đỏ (tía). Qua thực nghiệm lâm sàng, có hiệu quả rõ.

Những người già viêm ruột mắc chứng lị a-míp cấp cũng dùng bài thuốc này có hiệu nghiệm.

Chú ý: Những người đi ỉa chảy tì vị hư hàn không được dùng bài thuốc này.

6. Chim sáo đá, ngân hoa

Chữa trị: Lị a-míp do nhiễm dịch. (Bệnh trạng: Bệnh phát rất nhanh ra máu mủ lẫn lộn, hoặc hoàn toàn máu tươi, sốt cao, hoặc buồn ngủ, hỏn mê, bựa lưỡi vàng, nhầy, lưỡi đỏ, mạch mạnh.

Liều lượng, cách dùng: Thịt chim sáo đá 500 gr, ngân hoa, hoa mộc quyền mỗi thứ 30 gr. Cho nước vào sắc lấy 200 ml nước, cho vào 30 gr đường trắng. Uống nóng mỗi ngày uống 3 lần.

Công hiệu: Chữa bệnh lị do nhiễm tràng dịch độc, lị dạng thấp nhiệt.

Chú ý: Những người mắc bệnh lị a-míp dạng hư hàn không được uống bài thuốc này.

Chim sáo đá chữa bệnh lị a-mip

7. Rau dền, ngó sen

Chữa trị: Bệnh lị a-míp (bệnh trạng như trên).

Liều lượng, cách dùng: Rau dền tươi, ngó sen tươi mỗi thứ 500 gr, giã nát, vắt lấy nước, pha với ít đường trắng. Mỗi lần uống 200 mi, mỗi ngày uống 3 lần.

Công hiệu: Thanh nhiệt, giải độc, mát máu, khỏi lỵ.

Chú ý: Những người mắc chứng đi tả, tì hư không được dùng.

8. Long nhãn, nha đảm tử

Chữa trị: Bệnh lị a-míp (bệnh trạng: tả lị khi nặng khi nhẹ, trong phân có máu mủ lẫn lộn, nhiều mùi hôi thối, sắc mặt nhợt nhạt, tinh thần mệt mỏi, bựa lưỡi trắng, nhạt miệng, mạch vi nhược, vi khuẩn sống dai, trị lâu không khỏi).

Liều lượng, cách dùng: 10 hạt nha đảm tử, nghiền thành bột, ăn với long nhãn, mỗi ngày 3 lần.

Công hiệu: Diệt khuẩn, trừ tả, giải độc, mát máu, bổ tì, yên tim. Thường ăn sau bữa cơm.

Chú ý: Không kéo dài thời gian điều trị.

9. Cháo gạo nếp, tỏi

Chữa trị: Bệnh lị a-míp, hư hàn (bệnh trạng: mắc đi mắc lại kéo dài, phân dính sền sệt màu vàng trắng hoặc đỏ sẫm, bụng đau âm ỉ, chân tay giá lạnh, biếng ăn, thần kinh mệt mỏi, da mặt nhợt nhạt, nhạt miệng, bựa lưỡi trắng, mạch hư nhược).

Liều lượng, cách dùng: Dùng 30 gr củ tỏi to loại vỏ đỏ (bóc bỏ vỏ), cho vào nước sôi đảo qua, vớt ra. lấy 100 gr gạo nếp nấu thành cháo. Cho tỏi vào cháo, ninh nhừ. Ăn cháo vào 2 buổi sáng, tối.

Công hiệu: Bổ, ấm dạ dày, diệt khuẩn, trừ tả. Phù hợp với căn bệnh lỵ cấp tính, mãn tính của người già. Những người mắc bệnh lao phổi, huyết áp cao, xơ cứng động mạch cũng dùng được bài thuốc này.

10. Hoàng kỳ, ô mai

Chữa trị: Bệnh lỵ a-míp dạng hư hàn (bệnh trạng như trên).

Liều lượng, cách dùng: Hoàng kỳ, ô mai mỗi thứ 200 gr cho vào 1000 ml nước, sắc lấy 500 ml, cho vào 250 gr đường đỏ, quấy đều. Mỗi lần uống 20 ml, mỗi ngày 2 lần.

Công hiệu: Bổ khí huyết, bổ tì, diệt khuẩn, trừ tả.

Chú ý: Những người bị ngoại cảm không được dùng.

11. Nước tỏi, hòa với đường

Chữa trị: Bệnh lỵ a-míp.

Liều lượng, cách dùng: Lấy 2 củ tỏi to, giã nát, ngâm vào nước sôi trong nửa ngày, lọc lấy nước, pha vào ít đường trắng hoặc đường đỏ.

Công hiệu: Bổ tỳ, khai vị, giải độc, trừ tả.

12. Vịt hầm với gừng tươi

Chữa trị: Bệnh lỵ a-míp

Liều lượng, cách dùng: Lấy 1 con vịt đực, đầu đen xanh, làm sạch lông, rửa sạch, cho vào 1 ít muối, gừng ninh nhừ, vớt bỏ váng mỡ. Ăn thịt, uống nước.

Công hiệu: Bổ dưỡng dạ dày, bổ âm, giải độc, trừ tả.

13. Lươn, rượu nếp

Chữa trị: Bệnh lỵ a-míp

Liều lượng, cách dùng: Lươn bỏ mật, chặt nhỏ, sao khô tán bột. Môi ngày uống 9 gr hòa với rượu hâm nóng, có thể pha 1 ít đường.

Công hiệu: Giải độc, trừ tả,

14. Nước nho, gừng, mật ong

Chữa trị: Bệnh lỵ a-míp, lỵ do vi khuẩn (bệnh trạng: đau bụng, trước nhẹ sau nặng, phân lẫn máu mủ).

Liều lượng, cách dùng: Nho tươi, gừng tươi rửa sạch, giã nát vắt lấy nước, pha 1 cốc nước chè xanh đặc, cho vào nước chè 50 ml nước nho, 50ml nước gừng, một ít mật ong. Quấy đều, đun sôi lên uống nóng.

Công hiệu: Khử thấp, thông khí, diệt khuẩn, trừ tả.

15. Cháo hạt sen, gừng tươi

Chữa trị: Bệnh lỵ, biếng ăn.

Liều lượng, cách dùng: Lấy 100 gr hạt sen, bóc bỏ vỏ, 25 gr gừng tươi. Cho nước vừa đủ. nấu thành cháo hạt sen, gừng.

Công hiệu: Kích thích tiêu hóa, trừ tả.

16. Vỏ lựu, hồ tiêu, đường đỏ

Chữa trị: Bệnh kiết lị, phân có lẫn máu, dính nhày.

Liều lượng, cách dùng: Lá lựu (hoặc vỏ quả lựu) 15 gr, hồ tiêu 3 hạt, đường đỏ 50 gr. Dùng 1 bát nước cho vỏ lựu, hồ tiêu vào sắc lấy 1/2 bát, nước vớt bỏ bã, cho đường vào quấy đều.

Công hiệu: Diệt khuẩn, trừ tả

17. Đậu xanh, gạo nếp, ruột lợn

Chữa trị: Kiết lỵ thấp nhiệt, phân có lẫn máu.

Liều lượng, cách dùng: Dùng 1 đoạn ruột lợn, tỉ lệ 2 phần đậu xanh, 1 phần gạo nếp (tùy theo đoạn ruột to hay nhỏ mà định liệu lượng gạo, đậu).

Ruột lợn rửa sạch, đậu xanh, gạo nếp ngâm nước, sau đó cho gạo đậu vào trong khúc ruột, buộc chặt 2 đầu. Chơ vào nước sôi, ninh trong 2 tiếng. Ăn nóng.

Công hiệu: Giải độc, cầm máu, trừ tả.

18. Trứng gà, giấm chua

Chữa trị: Bệnh kiết lị.

Liều lượng, cách dùng: Lấy 2 quả trứng gà 100 gr giấm. Hấp cách thủy bỏ giấm, ăn trứng, ăn hết trong 1 lần, mỗi ngày ăn 2 - 3 lần, ãn liên tục nhiều ngày sẽ thấy kết quả.

Công hiệu: Giải độc, trừ tả.

19. Nước củ cải, gừng, chè xanh, mật ong

Chữa trị: Kiết lị, đau bụng, ỉa liên tục, phân ít, trong phân lẫn máu, mủ.

Liều lượng, cách dùng: Dùng 150 gr nước củ cải, 25 gr nước gừng, 50 gr mật ong, 1 cốc nước chè xanh. Hòa với nhau, quấy đều, đun sôi. Uống hết 1 lần.

Công hiệu: Giải độc, trừ tả.

20. Rau hoa cúc, đường đỏ

Chữa trị: Kiết lỵ, ỉa ra máu, đau bụng.

Liều lượng, cách dùng: Rau hoa cúc 50 gr, đường đỏ 100 gr, sắc lấy nước uống.

Công hiệu: Trừ tả, cầm máu, giảm đau

21. Tỏi, đường trắng

Chữa trị: Kiết lỵ.

Liều lượng, cách dùng: Mỗi lần dùng 3 củ tỏi to, giã nát, lỵ ra máu dùng đường đỏ, lỵ ra mủ dùng đường trắng. Hòa với nước sôi uống.

Công hiệu: Giải độc, trừ tả.

22. Hạ khô thảo, thịt lợn nạc

Chữa trị: Bệnh kiết lỵ

Liều lượng, cách dùng: Hạ khô thảo 6 - 2 4 gr, thịt lợn nạc 30 gr. Ninh nhừ, lấy nước upng thường điều trị 2 - 3 lần sẽ có hiệu quả. Hạ khô thảo còn có thể sắc lấy nước, hòa với đường đỏ uống.

Công hiệu: Diệt khuẩn, trừ tả

23. Đậu tằm gạo, bách thảo sương

Chữa trị: Bệnh kiết lỵ (giai đoạn cuối)

Liều lượng, cách dùng: Trước hết đun 600gr đậu tằm sao vàng, sau đó cho 30 gr bách thảo sương, gạo và nước vừa đủ nấu thành cháo.

Công hiệu: Bổ tì, trừ lỵ

24. Nước quả mướp đắng

Chữa trị: Bệnh lỵ ở trẻ em

Liều lượng, cách dùng: Dùng một vài quả mướp đắng ép lấy nước để uống

Công hiệu: Giải độc, trừ lỵ.

25. Nước quả mướp hòa với đường tráng, đỏ

Chữa trị: Bệnh kiết lỵ.

Liều lượng, cách dùng: Lấy quả mướp, ép lấy 15 gr nước, đường đỏ, đường trứng mỗi thứ 15 gr. Hòa tan uống.

Công hiệu: Giải độc, trừ lị.

26. Nước củ cải, gừng tươi

Chữa trị: Bệnh kiết lị do vi khuẩn.

Liều lượng, cách dùng: Nước củ cải 1 cốc, nước gừng tươi 1/2 thìa, mật ong 30gr, chè đỏ 3gr, hòa vào 1 cốc nước sôi để uống, uống liên tục 3 cốc.

Công hiệu: Diệt khuẩn, trị lị.

27. Đầu lươn, đường đỏ, rượu

Chữa trị: Bệnh kiết lị.

Liều lượng, cách dùng: Đầu lươn rang khô, tán nhỏ, hòa với đường đỏ, rượu uống.

Công hiệu: Khỏi kiết lị, giúp tiêu hóa. Canh cá chép, hổ tiêu

28. Cá diếc, bột phèn chua

Chữa trị: Bệnh kiết lị.

Liều lượng, cách dùng: Lấy 1 con cá diếc to, mổ bụng, cho vào 15gr phèn chua, uống khô, tán nhỏ. Mối lần uống 15gr, uống với nước sôi.

29. Tiết dê trộn giấm chua

Chữa trị: Bệnh kiết lị.

Liều lượng, cách dùng: Tiết dê nấu chín, trộn giấm ăn sẽ có kết quả.

30. Ốc

Chữa trị: Bệnh kiết lỵ.

Liều lượng, cách dùng: ốc phơi khô, sao cháy, sắc lấy nước uống. Mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 15 gr. Điều trị liên tục một số ngày.

Công hiệu: Diệt khuẩn, trừ tả.

Viết bình luận