Bài thuốc chữa loét dạ dày và tá tràng

Bạn bị loét dạ dày và tá tràng và cảm thấy sức khỏe có dấu hiệu không tốt trong thời gian gần đây? Đừng lo, sau đây là những bài thuốc chữa loét dạ dày và tá tràng hiệu quả giúp bạn cảm thấy sức khỏe của mình được nâng cao và trở lại bình thường nhanh chóng.

Bài thuốc chữa loét dạ dày và tá tràng

1. Mật ong, hoa hồng

Chữa trị: Loét dạ dày, tá tràng (bệnh trạng loét dạ dày: Vùng bụng trên đau, có cảm giác trướng đầy, đau tức, phía bên trái bụng. Cơn đau thường phát sinh sau bữa ăn từ 1 tiếng đến tiếng rưỡi, và đau kéo dài 1 - 2 tiếng, sau đó giảm dần. Đau loét tá tràng ở phía bên phải bụng, cơn đau sau bữa ăn 3 - 4 tiếng, có khi đau lúc nửa đêm. Ngoài ra còn ợ chua, đầy hơi, buồn nôn, thổ huyết).

Liều lượng, cách dùng: Hoa hồng 5gr, hãm trong nước sôi 10 phút. Cho mật ong và đường đỏ vào, uống dần.

Công hiệu: Giảm chua, lợi tràng, giảm đau, khỏi loét.

2. Đậu phụ, đường đỏ

Chữa trị: Dạ dày, tá tràng loét chảy máu.

Liều lượng, cách dùng: Mỗi ngày dùng 2 - 4 tấm đậu phụ, 60gr đường cho vào bát nước, nấu sôi chín trong 10 phút. Ăn với cơm.

Công hiệu: Giảm chua, cầm máu.

3. Bột tam thất, ngó sen, trứng gà

Chữa trị: Dạ dày, tá tràng loét, chảy máu.

Liều lượng, cách dùng: Mỗi lần dùng 1 quả trứng gà đập vào trộn với 30ml nước ngó sen, 3gr bột tam thất. Hấp cách thủy.

Công hiệu: Cầm máu, giảm đau, tan huyết tụ.

Bột tam thất chữa loét dạ dày và tá tràng

4. Cây sen cạn, táo tầu

Chữa trị: Dạ dày, tá tràng loét, chảy máu.

Liều lượng, cách dùng: Mỗi lần dùng 50gr cây sen cạn, 8 - 1 0 quả táo. Cho vào 2 bát nước, sắc lấy 1 bát, bỏ bã, uống nước.

Công hiệu: Bổ thận, bổ huyết, bổ dạ dày, cầm máu.

5. Gừng tươi, lá hẹ, sữa bò

Chữa trị: Dạ dày loét do vị hàn.

Liều lượng, cách dùng: Dùng 250gr lá hẹ, 25gr gừng tươi, rửa sạch thái nhỏ, giã vứt lấy nước, hòa vào 250gr sữa bò (hoặc 2 thìa sữa bột), đun sôi, ăn nóng.

Công hiệu: Chữa khỏi chứng viêm dạ dày, đau dạ dày, buồn nôn, thổ huyết.

6. Nước khoai tây

Chữa trị: Loét dạ dày do tiêu hóa.

Liều lượng, cách dùng: Khoai tây tươi để nguyên vỏ, ép lấy nước uống hàng ngày, sáng sớm, lúc còn đói, uống 1 - 2 thìa nước khoai tây (khoảng 50 - 100ml).

Công hiệu: Kiện tỳ, ách khí, táo bón.

7. Mật ong

Chữa trị: Loét dạ dày.

Liều lượng, cách dùng: Mật ong 150gr, hấp nóng. Uống mỗi ngày 3 lần trước bữa ăn.

Công hiệu: Bổ dưỡng, giảm đau, khỏi loét.

Mật ong chữa loét dạ dày và tá tràng

8. Cao sứa biển, táo tầu, đường đỏ

Chữa trị: Loét dạ dày, tá tràng

Liều lượng, cách dùng: Sứa biển, táo tầu mỗi thứ 500gr, đường đỏ 250gr. ninh nhừ, cô dặc thành cao.

Mỗi lần uống 1 thìa, mỗi ngày 2 lần.

9. Mật ong, cam thảo, trần bì

Chữa trị: Loét dạ dày, tá tràng.

Liều lượng, cách dùng: Mật ong 90gr, cam thảo tươi 15gr, trần bì 10gr, nước vừa đủ. sắc kỹ cam thảo, trần bì, sau đó quấy mật ong vào. Ngày uống 3 lần

10. Cháo gạo nếp

Chữa trị: Loét dạ dày.

Liều lượng, cách dùng: Gạo nếp, nho khô vừa đủ, nấu thành cháo. Mỗi buổi sáng, chiều ăn 1 lần.

Công hiệu: Bổ tì vị, khỏi loét.

11. Thịt mèo

Chữa trị: Loét dạ dày, tá tràng mạn tính

Liều lượng, cách dùng: Thịt mèo, làm sạch lông, bỏ ruột. Ninh nhừ, cho vào ít rượu, muối ăn.

Ăn liên tục 2 - 3 con sẽ có hiệu quả.

12. Nước gừng, sữa bò

Chữa trị: Đau dạ dày do hư hàn

Liều lượng, cách dùng: Mỗi lần dùng 150 - 200gr sữa bò, một thìa nước gừng, 1 ít đường trắng. Hấp cách thủy, ăn hết 1 lần.

Công hiệu: Giảm đau, ấm dạ.

Còn có tác dụng chữa nghẹn, nôn, ợ chua.

13. Đảng sâm, gạo

Chữa trị: Viêm dạ dày mạn tính Loét tá tràng

Liều lượng, cách dùng: Mỗi lần dùng 10 - 15gr đảng sâm, gạo 30gr sao vang, cho vào 4 bát nước, sắc lấy 1 bát rưỡi, uống thường xuyên thay nước chè. Cách 1 ngày điều trị 1 lần. Điều trị liên tục 2 - 4 lần.

Công hiệu: Bổ dưỡng dạ dày, tăng cường khí huyết, giảm đau.

14. Thảo quả, thịt bò

Chữa trị: Đau dạ dày do hư hàn, vị hàn, ăn uống khó tiêu, trướng bụng.

Liều lượng, cách dùng: Mỗi lần dùng 6gr thảo quả, 150 - 200gr thịt bò thái miếng. Cho đủ nước, ninh nhừ, cho vào ít muối. Ăn thịt, uống nước.

Công hiệu: Bổ tỳ, ấm dạ, khử hàn, trừ thấp, giúp tiêu hóa, giảm đau.

15. Lá cây ớt, trứng gà

Chữa trị: Đau dạ dày do hư hàn.

Liều lượng, cách dùng: Mỗi lần dùng 60 - 90gr lá ớt tươi, 2 quả trứng gà, dùng dầu lạc rán vàng. Cho vào 1 bát rưỡi nước. Nấu chín canh trứng, lá ớt cho vào 1 ít muối. Ăn vào bữa cơm.

Công hiệu: Khử hàn, giảm đau, bổ máu, bổ dạ dày.

16. Thịt rùa đen, dạ dày lợn

Chữa trị: Loét dạ dày, tá tràng.

Liều lượng, cách dùng: Mỗi làn dùng 200gr thịt rùa đen, 200gr dạ dày lợn, thái nhỏ. Ninh nhừ, cho vào 1 ít muối. Ăn 2 - 3 lần, ăn hết trong ngày.

Công hiệu: Tăng cường khí huyết, bổ dạ dày, bổ âm, giảm đau.

17. Rễ cây kim quất, dạ dày lợn

Chữa trị: Viêm loét dạ dày mạn tính, loét tá tràng.

Liều lượng, cách dùng: Mỗi lần dùng 30gr rễ kim quất, 100 - 150gr dạ dày lợn, thái nhỏ. Cho vào 4 bát nước, nấu đến khi còn 1/2 bát, cho vào 1 ít muối, gia vị. Ăn cả cái lẫn nước

Công hiệu: Bổ tỳ, khai vị, thông khí huyết, giảm dau.

18. Hồ tiêu trắng hấp táo tầu

Chữa trị: Đau dạ dày do hư hàn.

Liều lượng, cách dùng: Mỗi lần dùng 5 quả táo tầu, bỏ hạt. Cho vào trong mỗi quả táo 2 hột hồ tiêu trắng. Hấp trên mặt nồi cơm, ăn nóng.

Công hiệu: Ôn trung, bổ tỳ, ấm dạ, giảm đau.

19. Hồ đào, nhộng tằm

Chữa trị: Sa dạ dày.

Liều lượng, cách dùng: Mỗi lần dùng 100 - 150gr hổ đào, 50gr nhộng tằm sao vàng. Hấp cách thủy.

Công hiệu: Chữa khỏi sa dạ dày.

20. Thịt lợn nạc, quả xộp xộp

Chữa trị: Viêm ruột mạn tính

Liều lượng, cách dùng: Mỗi lần dùng 60gr quả xộp xộp khô, 100gr lợn nạc. Hấp cách thủy, cho vào 1 ít muối. Ăn với cơm.

Công hiệu: Bổ dưỡng dạ dày, ruột, giải độc, tiêu viêm.

Viết bình luận