Bài thuốc chữa ỉa chảy mạn tính

Việc bị đi ỉa chảy mạn tính khiến bạn cảm thấy khó chịu và lo lắng? Bài viết này sẽ chia sẻ với bạn 8 bài thuốc chữa ỉa chảy mạn tính đơn giản mà cực hữu hiệu.

Bài thuốc chữa ỉa chảy mạn tính

1. Cháo sơn dược, đường trắng

Chữa trị: Bệnh ỉa chảy mạn tính (tì vị hư nhược, không muốn ăn, đi ỉa phân loãng, nước phân có lẫn thức ăn không tiêu hóa được, mệt mỏi uể oải miệng nhạt, bựa lưỡi trắng, mạch chậm yếu).

Liều lượng, cách dùng: Sơn dược khô thái lát 60gr, nghiền nát, cho vào nước, quấy đều, nấu thành cháo. Cho vào cháo 1 ít đường trắng. Mỗi ngày ăn 2 - 3 lần.

Công hiệu: Bổ tì, trừ tả. Chữa trị có hiệu quả chứng tì vị hư nhược, ăn ít, gầy yếu, ỉa chảy mạn tính, phân lỏng.

Cháo sơn dược chữa ỉa chảy mạn tính

2. Cháo gạo nếp, hạt sen

Chữa trị: Bệnh ỉa chảy mạn tính (bệnh trạng như trên).

Liều lượng, cách dùng: Hạt sen (bỏ tâm sen) 300gr, cho vào nước sôi, ninh nhừ. Cho 500gr gạo nếp hoặc gạo tẻ ngâm nước sôi trong 2 tiếng, vớt ra, đãi sạch, để ráo nước, trộn với hạt sen (đã ninh nhừ). Tất cả cho vào nồi chõ hấp chín. Để nguội, cắt thành miếng, rắc đường lên trên. Dùng làm món ăn điểm tâm buổi sáng, chiều.

Công hiệu: Bổ tỳ, săn ruột, trừ tả. Người mắc chứng tỳ hư, đi tả mãn tính ăn lúc còn nóng. Ăn thường xuyên rất có hiệu quả.

3. Bột khiếm thực, phục linh, cháo gạo tẻ

Chữa trị: Bệnh ỉa chảy mạn tính (bệnh trạng như trên).

Liều lượng, cách dùng: Bột khiếm thực 60gr, bột phục linh 20gr gạo tẻ 100gr. Trước hết đun gạo nấu thành cháo. Bột khiếm thực, phục linh quấy vào nước lã sau đó cho vào cháo, quây đêu, đun 2 - 3 lần được.

Công hiệu: Kiện tì, trừ tả. Chữa bệnh tả do tì hư, kéo dài rất hiệu quả. Già trẻ đều dùng được. Có thể ăn thường xuyên, cũng có thể cho vào cháo một ít đường trắng.

4. Hoàng kỳ, gạo tẻ

Chữa trị: Bệnh ỉa chảy mạn tính (bệnh trạng như trên).

Liều lượng, cách dùng: Hoàng kỳ tươi 30gr, sắc lấy nước đặc. Cho vào 100gr gạo, 1 ít đường nấu thành cháo. Khi cháo chín, cho vào 1gr bột trần bì. Quấy đều, ăn nóng.

Công hiệu: Kiện tì, bổ dưỡng dạ dày, trừ tả. Thích hợp chữa trị bệnh ỉa chảy mạn tính.

Chú ý: Người bị cảm mạo phát sốt không được dùng.

Hoàng kỳ chữa ỉa chảy mạn tính

5. Táo, màng mề gà, bạch truật...

Chữa trị: Bệnh ỉa chảy mạn tính (bệnh trạng như trên).

Liều lượng, cách dùng: Táo chín 250gr, màng mề gà 60gr, bột gừng khô 60gr, bạch truật tươi 120gr. Trước hết đem bạch truật, màng mề gà sao khô, tán thành bột, sau đó trộn với bột gừng, táo nghiền nát làm thành bánh nướng chín. Dùng làm bánh ăn điểm tâm, ăn nhấm nháp, ngậm, nuốt từ từ.

Công hiệu: Bổ tỳ, tăng cường khí huyết. Chữa khỏi chứng ỉa chảy do tỳ vị hư nhược, ỉa chảy kéo dài, phân sống, mệt mỏi không muốn ăn. Những người ăn uống khó tiêu thì khi dùng bạch truật, táo cũng có hiệu quả.

6. Bột gạo, bột mì sao vàng

Chữa trị: Bệnh ỉa chảy mạn tính (bệnh trạng như trên).

Liều lượng, cách dùng: Bột gạo, bột mì mỗi thứ 250gr cho vào chảo rang vàng. Khi dùng cho vào 1 ít đường quấy với nước sôi uống. Uống cả ngày tùy ý.

Công hiệu: Bổ trung ích khí, trừ tả. Có thể dùng chữa khỏi chứng sốt cao, buồn bã chân lay, ỉa chảy. Trẻ em, người lớn đều dùng được không phải kiêng kị gì

7. Hạt sen

Chữa trị: Bệnh ỉa chảy do tì vị hư nhược (bệnh trạng: đi ỉa lúc lỏng, lúc tả, phân sống, đi nhiều lần, tăng dần, ăn uống giảm, sắc mặt vàng vọt, nhạt miệng, bựa lưỡi trắng, mạch vi nhược).

Liều lượng, cách dùng: Hạt sen khô (bỏ tâm sen). Cho nước vừa đủ, ninh nhừ, nghiền nát. Lấy 500gr gạo nếp hay gạo tẻ, trộn với hạt sen, nấu thành cháo, cô đặc, để nguội, rắc lên mặt cháo đặc ít đường, ăn cả ngày.

Công hiệu: Kiện tỳ, ích khí, trừ tả.

8. Cháo quả vải

Chữa trị: Bệnh ỉa chảy suốt đêm (lúc gần sáng, bụng sôi, đau, ỉa xong thì yên, chân tay giá lạnh, lưng gối mỏi nhừ, nhạt miệng, bựa lưỡi trắng, mạch trầm).

Liều lượng, cách dùng: Cùi quả vải khô 50gr, sơn dược và hạt sen mỗi thứ 10gr. Cho vào một ít gạo, nước vừa đủ, nấu thành cháo. Ăn vào 2 bữa sáng chiều.

Công hiệu: Ôn thận, kiện tỳ, trừ tả

Viết bình luận